NHU CẦU DINH DƯỠNG - THỰC ĐƠN CHO BÉ 12-24 THÁNG TUỔI
Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 12-24 tháng tăng cao so với trước đó. Vì đây là giai đoạn con bắt đầu tập đi, bé cần nhiều năng lượng hơn để vận động, khám phá và vui chơi. Vậy làm sao để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này? Cùng tìm hiểu với Nestlé Mom & Me nhé.
Bài viết liên quan:
KHI NÀO THÌ BÉ BẮT ĐẦU ĂN DẶM?
Mức tăng chiều cao và cân nặng của bé
Top thực phẩm ăn dặm cho bé cực “xịn”
1. Gợi ý khẩu phần dinh dưỡng cho bé 12-24 tháng:
Thực đơn của bé 12-24 tháng không chỉ cần cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn phải bổ sung đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của trẻ. Khi nhu cầu vận động tăng cao, trẻ cần ăn thêm các bữa phụ bổ sung xen kẽ các bữa ăn chính. Tốt nhất, bố mẹ nên cho con ăn 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa xế / ngày.
Trẻ 12 tháng tuổi cần ăn đa dạng nhóm thực phẩm mỗi ngày. Dưới đây là khẩu phần gợi ý cho từng nhóm thực phẩm:
* Nhu cầu dinh dưỡng cho bé của bạn có thể khác so với bảng gợi ý này. Tùy mức phát triển thể chất (chiều cao, cân nặng) của con mà bạn có thể cân đối để điều chỉnh phù hợp nhé.
Bài viết liên quan:
Thời điểm vàng cho bé ăn dặm tập nhai
Con tập nhai đúng cách với bánh gạo Gerber
Cho con ăn dặm kiểu BLW với bánh gerber
2. Gợi ý bữa xế dinh dưỡng cho bé 12-24 tháng:
- Dưới 2 tuổi, bố mẹ vẫn nên lựa chọn các loại thức ăn mềm để hạn chế nguy cơ hóc, sặc cho trẻ, không nên cho trẻ ăn các thức ăn được cắt miếng quá to. Bữa xế của con nên giàu năng lượng và dinh dưỡng nhưng không quá nặng như bữa chính, đồng thời phải bổ sung vitamin, chất xơ cho trẻ. Bên cạnh đó, bữa xế cũng là thời điểm tốt để giúp con hoàn thiện các kỹ năng bốc, cầm, nắm và nhai tốt hơn đấy.
- Đơn giản nhất thì bố mẹ có thể lựa chọn các loại bánh ăn dặm dành cho trẻ có hương vị đa dạng; độ tan an toàn nên cho con ăn không sợ hóc, sặc; công thức dinh dưỡng cho bé cũng được tối ưu để đáp ứng nhu cầu của con; ngoài ra, các loại bánh ăn dặm cũng thường có kích thước nhỏ dạng que hoặc hình sao này...sẽ giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng cầm, nắm, bốc rất tốt.
- Hoặc bố mẹ có thể kết hợp các loại trái cây, phô mai, sữa chua...những thực phẩm mà trẻ đã quen thuộc trước đó thành những món ăn mới lạ, hấp dẫn hơn như: sinh tố với trái cây và sữa; kết hợp bánh mì mềm và phô mai hoặc váng sữa cho con; kết hợp bánh ăn dặm hoặc yến mạch, ngũ cốc cùng sữa chua.
- Bố mẹ cũng lưu ý là bữa xế không nhất thiết chỉ là đồ ngọt, có thể làm những món ăn mặn nhưng nhẹ nhàng để đáp ứng bữa xế dinh dưỡng cho trẻ như: cà rốt và đậu que chấm cùng sốt thịt bằm; khoai tây hấp nghiền nhuyễn kết hợp cùng sốt thịt; hoặc salad rau củ cắt nhỏ kết hợp cùng sốt Mayonnaise và trứng...
Mến chúc trẻ luôn khỏe, phát triển trọn tiềm năng.
Bài viết liên quan:
Cách “khởi động” thời kỳ ăn dặm cho bé dễ dàng
Những lưu ý chọn đồ ăn dặm cho bé khi đi du lịch
Những chất dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung cho bé
Related articles