Các giải pháp trông trẻ cho mẹ tham khảo

Ưu và nhược điểm của từng giải pháp trông trẻ

Bé từ 12 - 24 tháng tuổi
Article
Oct 19, 2015
5 min

Quay trở lại công việc sau thời gian nghỉ hộ sản là một tin vui nhưng việc chọn giải pháp trông trẻ quả thật là một vấn đề cho mẹ. Giữa nhà trẻ, người nhận trông trẻ và vú em tại nhà, giải pháp nào là tốt hơn cho bé yêu? Thật không dễ để mẹ có thể đưa ra lựa chọn cho mình.

Khi vừa có mang, hẳn mẹ đã nghe mọi người kháo nhau về sự khó khăn để có thể tìm được nhà trẻ hay một vú em đáng tin cậy. Để mọi thứ dễ dàng hơn, mẹ nên tiên liệu và có bước chuẩn bị trước. Dưới đây là những chi tiết quan trọng mẹ cần lưu ý.

Ưu và nhược điểm của từng giải pháp trông trẻ

Trước hết, mẹ cần phải hiểu rằng, không có sự lựa chọn nào hoàn hảo cả. Từng giải pháp trông trẻ đều có ưu và nhược điểm. Mẹ hãy dựa vào các yếu tố ưu tiên của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Nhà trẻ

Ưu điểm: Đây là một môi trường xã hội phù hợp với sự phát triển của bé. Các giáo viên và nhân viên tại đây được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, đây cũng là loại hình trông trẻ tiết kiệm chi phí nhất.

Nhược điểm: Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy các trường mẫu giáo ở khắp nơi nhưng không nhiều nơi nhận trẻ từ 6 tháng. Ngoài ra, thời gian giữ trẻ trong ngày là cố định. Mẹ phải đưa và đón bé đúng giờ. Hơn thế nữa, tại nhà trẻ, bé có nguy cơ cao bị lây bệnh từ các trẻ khác, dù trên nguyên tắc các trẻ bị bệnh sẽ không được đến lớp.

Người nhận trông trẻ

 

Ưu điểm: Những người nhận trông trẻ đã qua đào tạo chuyên nghiệp và được kiểm tra thường xuyên. Mẹ có thể thỏa thuận giờ đưa đón bé. Bên cạnh đó bé cũng ít nguy cơ bị lây bệnh hơn do được chăm sóc kỹ hơn và số lượng trẻ sinh hoạt chung ít hơn.

Nhược điểm: Tìm một người nhận trông trẻ không dễ và để có thể tin tưởng họ còn khó hơn. Nhà của người trông trẻ phải an toàn và không có thành viên hút thuốc. Mẹ phải đảm bảo được rằng người trông trẻ chăm sóc bé đúng cách. Khi người nhận giữ trẻ bất ngờ mắc bệnh, mẹ sẽ bị động trong việc tìm cách gửi bé.

Thuê vú em tại nhà

Ưu điểm: Đây là giải pháp linh động nhất, mẹ sẽ không phải đưa đón bé. Vú em có thể đáp ứng mọi yêu cầu của mẹ và dành toàn bộ sự tập trung chăm sóc cho riêng bé. Ngoài ra, vú em có thể tường thuật chi tiết cho mẹ về bé mỗi ngày.

Nhược điểm: Mẹ phải hoàn toàn tin tưởng vào vú em khi mà họ không phải là những người đã được đào tạo về trông trẻ. Bên cạnh đó, khi vú em bất ngờ mắc bệnh, mẹ sẽ bị động trong việc tìm người gửi bé. Ngoài ra, khi trẻ lớn, chúng có thể cảm thấy buồn chán vì không có bạn cùng chơi. Đây cũng là giải pháp trông trẻ tốn kém chi phí nhất.

Chia sẻ vú em

Ưu điểm: Mẹ có thể thỏa thuận về thời gian. Bên cạnh đó bé không bị mất phương hướng khi được trông nom ngay tại nhà.

Nhược điểm: Khó khăn trong việc tìm được một gia đình phù hợp để cùng chia sẻ vú em. Chi phí cho giải pháp trông trẻ này tương đối cao.

Nhóm chơi

Ưu điểm: Đây là giải pháp linh hoạt nếu mẹ không đi làm, chỉ ở nhà nội trợ và trông bé nhưng vẫn muốn bé có cơ hội vui chơi với các trẻ khác. Mẹ có thể đưa bé đến nhóm chơi vài ngày trong tuần để bé tham gia các hoạt động vui chơi dưới sự kiểm soát của các giáo viên đã qua đào tạo.

Nhược điểm: Các nhóm chơi thường có giới hạn, mẹ nên đặt chỗ trước. Bên cạnh đó mẹ phải đưa đón bé đúng giờ.

Gửi người thân

Ưu điểm: Mẹ biết rõ người thân sẽ chăm sóc bé thật kỹ, điều này giúp xoa dịu sự căng thẳng khi phải gửi trông bé. Ngoài ra người thân cũng dễ dàng linh động về các nhu cầu của mẹ và bé. Mối quan hệ gần gũi giữa người thân và bé cũng là một điểm cộng.

Nhược điểm: Những quan điểm về giáo dục bé có thể tạo nên bất hòa giữa mẹ và người thân. Bên cạnh đó bé rất hiếu động, việc trông bé cả ngày có thể quá sức với người thân của bạn.

Còn bé yêu của mẹ thì sao?

Việc bé yêu của mẹ được chuyển sang một người khác chăm sóc có thể là một biến động lớn. Để giúp bé thích nghi, mẹ hãy giải thích rõ lý do với bé và lên kế hoạch trước cho một khoảng thời gian làm quen để bé có thể dần dần thích nghi với môi trường mới. Mẹ có thể ở cùng bé tại nơi trông trẻ thời gian đầu, sau đó thử rời khỏi tầm mắt bé vài phút và cứ thế mẹ tăng thêm thời gian mỗi lần rời khỏi bé. Đây là phương pháp cơ bản khi mẹ cho bé đi nhà trẻ. Tương tự mẹ cũng có thể áp dụng khi gửi bé cho người nhận trông trẻ hoặc cho người thân.

Bé yêu cũng có ý kiến của riêng mình đấy. mẹ hãy chú ý phản ứng của bé vào buổi tối sau khi đón bé về nhà. Nếu bé cáu kỉnh, giận dữ, mệt mỏi thì giải pháp trông trẻ mẹ chọn có thể đã không phù hợp với bé. Mẹ có thể trao đổi cùng người nhận giữ trẻ hoặc quản lý của nhà trẻ để tìm hiểu xem liệu có gì không ổn với bé.

Related articles

View details Làm thế nào để hiểu được ngôn ngữ của bé
Article
be-ky-nang-giao-tiep-1.jpg

Làm thế nào để hiểu được ngôn ngữ của bé

Dù bé đang vui vẻ đạp xe, tươi cười rạng rỡ hay khóc thật to khi đi ngủ, bé đang cố giao tiếp với mẹ đấy!

3 min to read

View details Phát triển tâm lý và tâm thần vận động của bé 1 – 3 tuổi (phần 2)
Article
Tam ly va tam than van dong 2

Phát triển tâm lý và tâm thần vận động của bé 1 – 3 tuổi (phần 2)

5 min to read

View details Nên cho bé đi học mầm non hay tìm người trông trẻ?
Article
Nên cho bé đi học mầm non hay tìm người trông trẻ?

Nên cho bé đi học mầm non hay tìm người trông trẻ?

Bố mẹ đang phân vân nên cho bé đi học mầm non hay tìm người trông trẻ?

6 min to read

View details Mẹ hiện đại nuôi con và câu chuyện “cái cân bị đau”
Article
nuôi dạy con

Mẹ hiện đại nuôi con và câu chuyện “cái cân bị đau”

7 min to read

View details Giúp bé phát triển toàn diện IQ, ngôn ngữ và EQ
Article
Bí quyết giúp bé phát triển toàn diện IQ và EQ

Giúp bé phát triển toàn diện IQ, ngôn ngữ và EQ

Bố mẹ có thể hỗ trợ gì để con phát triển toàn diện chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ) khi bé từ 1 đến 2 tuổi? Xem ngay!

5 min to read

View details Cách dạy trẻ 1-2 tuổi phân biệt màu sắc
Article
Cách dạy trẻ 1-2 tuổi phân biệt màu sắc

Cách dạy trẻ 1-2 tuổi phân biệt màu sắc

Bật mí với mẹ cách dạy trẻ phân biệt màu sắc giúp con phát triển khả năng nhận thức trong giai đoạn 1-2 tuổi. Xem ngay nhé!

4 min to read

View details Làm gì khi bé kén ăn và biếng ăn?
Article
Làm gì khi bé kén ăn và biếng ăn?

Làm gì khi bé kén ăn và biếng ăn?

Mỗi bữa ăn với con cứ như một cuộc chiến. Con từ chối không chịu thử tất cả mọi thứ mẹ chuẩn bị. Điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của con không? Mẹ nên làm thế nào?

6 min to read

View details Cách đọc cân nặng cho bé 0-5 tuổi
Article
Chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp trẻ phát triển thể chất tốt nhất

Cách đọc cân nặng cho bé 0-5 tuổi

Trẻ còi cọc, hay ốm vặt cũng có thể do bé thiếu chất. Đây chính là lý do bạn cần có chế độ dinh dưỡng cho bé một cách khoa học.

3 min to read

View details Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
Article
Giáo dục giới tính 1

Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non

Ở độ tuổi mầm non, tức giai đoạn từ 3-5 tuổi, bé đã sẵn sàng về mặt thể chất và tâm thần vận động để học hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh.

7 min to read

View details Quá trình phát triển tâm thần vận động của bé từ 1-2 tuổi
Article
Phát triển tâm thần vận động bé 1-2 tuổi

Quá trình phát triển tâm thần vận động của bé từ 1-2 tuổi

Quá trình phát triển trí tuệ của bé là một quá trình học hỏi lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của cả bé và mẹ.

5 min to read

View details Vận động sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện
Article
Vận động sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện

Vận động sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện

Cùng tìm hiểu một số mẹo để khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày, thúc đẩy sự phát triển toàn diện ch

4 min to read

View details Bé phát triển thị giác như thế nào
Article
mat-be-1.jpg

Bé phát triển thị giác như thế nào

Bé yêu tròn xoe mắt nhìn mình, đôi khi chăm chú vào một đồ vật nào đó. Làm thế nào để bé thật sự nhìn thấy mình và nhận thức về thế giới xung quanh.

4 min to read

View details Mẹ yên tâm với công thức sữa đột phá giúp con tăng đề kháng
Article
file-sua-nan-supreme-angle-5-to-dantri-2105-docx-1590632195716.jpeg

Mẹ yên tâm với công thức sữa đột phá giúp con tăng đề kháng

Sữa công thức đầu tiên bổ sung tới 2 loại dưỡng chất HMOs (Human Milk Oligosaccharides) trong dòng sản phẩm Nestlé NAN sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cả năm dài khỏe mạnh khi mà ‘dịch Covid-1

5 min to read

View details Theo dõi tăng trưởng thể chất ở bé 2-3 tuổi
Article
Tăng trưởng thể chất ở bé 2-3 tuổi

Theo dõi tăng trưởng thể chất ở bé 2-3 tuổi

Tốc độ tăng trưởng của bé 2-3 tuổi sẽ chậm hơn so với 2 năm đầu tiên. Khi cân đo cân nặng và chiều cao của bé sau mỗi tháng, thậm chí chúng ta cũng sẽ không thấy có nhiều sự khác biệt.

5 min to read

View details Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho hệ tiêu hóa của trẻ
Article
Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho hệ tiêu hóa của trẻ

Mẹ ơi, vào xem ngay cách bổ sung lợi khuẩn để con được tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ t

5 min to read

View details Thực đơn cho bé
Article
thuc-don-cho-be-1.jpg

Thực đơn cho bé

Mẹ đang bí ý tưởng lên thực đơn cho bé? Có lẽ những thực đơn gợi ý của Nestlé sẽ chinh phục được mẹ đấy!

1 min to read

View details NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO BÉ 12-24 THÁNG
Article
Hình minh họa về nhu cầu dinh dưỡng cho bé từ 12 - 24 tháng tuổi

NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO BÉ 12-24 THÁNG

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 12-24 tháng tăng cao so với trước đó. Vì đây là giai đoạn con bắt đầu tập đi, bé cần nhiều năng lượng hơn để vận động, khám phá và vui chơi.

4 min to read

View details Mẹ có biết: Lợi khuẩn tác động tích cực tới hệ tiêu hóa và phát triển của trẻ
Article
Hình minh họa lợi khuẩn tác động tích cực đến trẻ

Mẹ có biết: Lợi khuẩn tác động tích cực tới hệ tiêu hóa và phát triển của trẻ

4 min to read

View details Bữa Xế Dinh Dưỡng Cho Bé 1 tuổi
Article
Bữa xế dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

Bữa Xế Dinh Dưỡng Cho Bé 1 tuổi

Tham khảo gợi ý để chọn lựa bữa xế dinh dưỡng cho bé 1 tuổi cho con năng lượng để vận động, khám phá và vui chơi, mẹ nha!
 

4 min to read