MyFeed Personalized Content
Bé từ 12 - 24 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Làm thế nào để hiểu được ngôn ngữ của bé

Dù bé đang vui vẻ đạp xe, tươi cười rạng rỡ hay khóc thật to khi đi ngủ, bé đang cố giao tiếp với mẹ đấy!

3 min để đọc Oct 15, 2015

Mẹ biết không, ngay từ khi chào đời bé yêu đã bắt đầu thể hiện bản thân mình qua những tiếng nói bập bẹ, nụ cười và những cử chỉ riêng. Chỉ sau một vài tuần tuổi, bé đã có thể điều chỉnh những cử chỉ của mình sao cho mẹ có thể hiểu được điều bé muốn cũng như những cảm xúc của bé. Mẹ và bố sẽ cảm thấy bất ngờ thú vị khi hiểu ra được rằng bé đang tích cực giao tiếp cùng mình. Dưới đây là một số chỉ dẫn để mẹ có thể dễ dàng hiểu được ngôn ngữ của bé.
 
Nụ cười mang nhiều ý nghĩa…
Khi bé mỉm cười, đó không đơn giản chỉ là bé đang vui mà nụ cười còn mang nhiều ý nghĩa cảm xúc khác.
Nụ cười phản xạ ở trẻ sơ sinh: Đó là một phản xạ tự nhiên khi bé buồn ngủ sau khi bú sữa. Là một phản xạ vật lý thể hiện bé yêu đã no nê và chuẩn bị ngon giấc. Điều đó không khỏi làm mẹ tan chảy.
Nụ cười kèm theo nháy mắt thể hiện niềm vui và sự biết ơn. Nó có nghĩa rằng bé yêu đang muốn nói lời cảm ơn với mẹ vì đã chăm sóc bé đầy yêu thương.
Nụ cười kèm theo vỗ tay có ý nghĩa rằng bé quen với người này và thích ở cùng người này.


Vì sao bé khóc?


Đối với trẻ sơ sinh, khóc cũng là một ngôn ngữ, mẹ hãy để bé được thể hiện điều muốn nói như một cách giao tiếp cùng bé. Mẹ hãy nhớ lắng nghe khi bé đang cố nói gì đó với mẹ nhé…
•           Khi bé khóc to hơn và gay gắt, có nghĩa rằng bé đang đói.
•           Khi bé gầm gừ, có nghĩa rằng bé buồn ngủ.
•           Khi bé khóc ré lên một cách đột ngột, có nghĩa rằng bé đang bị đau.
•           Khi bé khóc và mặt đỏ, có nghĩa rằng bé đang giận dữ.
•           Khi bé khóc liên tục vào cuối ngày, đó có thể là kết quả của một ngày dài hiếu động. Đây là cách bé điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức và điều hòa cảm xúc.


Ý nghĩa của những cử chỉ


Khi bé yêu của mẹ được 6 đến 8 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu dùng những cử chỉ để làm cho mẹ hiểu bé. Bé gây sự chú ý  bằng cách trốn sau hai bàn tay, dụi mắt để nói với mẹ rằng bé đang mệt, chỉ tay để hỏi xin một vật gì đó hoặc tự vươn tay lấy. Những cử chỉ của bé ngày càng đa dạng và phong phú, tạo nên ngôn ngữ riêng của bé.
Cách thức giao tiếp này được hiểu phổ biến tại các nước nói tiếng Anh, với bé ở độ tuổi nhà trẻ. Ngôn ngữ cử chỉ của bé dựa trên nguyên tắc mỗi từ ngữ liên kết với một cử chỉ. Để nói “im lặng” có thể đưa ngón tay trỏ đặt dọc trước môi, hay để nói “ngon” có thể lấy tay xoa bụng. Đó là những cách đơn giản bạn có thể chơi cùng bé để giúp bé làm quen với ngôn ngữ nói một cách vui vẻ và hào hứng!