MyFeed Personalized Content
Bé từ 0 - 6 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Giải pháp cho khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ

Việc nuôi con bằng sữa mẹ thật sự không hề dễ dàng. Hãy để Nestlé Mom&Me chỉ dẫn và giúp mẹ vượt qua những khó khăn này nhé!

5 min để đọc Jul 9, 2022

Bài viết liên quan: 
Nuôi con bằng sữa mẹ có lợi ích gì cho trẻ và mẹ?
Bí quyết chăm sóc con cho mẹ sinh đôi
HMO là gì mà giúp bé khỏe mạnh

Nứt núm vú, căng tức ngực, viêm vú, những trở ngại này có thể làm gián đoạn việc nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra bé yêu cũng có thể đột nhiên tăng nhu cầu bú sữa mẹ hoặc bỏ bú. Bất kỳ tình huống nào xảy ra, mẹ đừng hoảng loạn, vì sẽ luôn luôn có cách giải quyết vấn đề!

Thay vì hoảng loạn, mẹ hãy bình tĩnh giải quyết từng trở ngại làm gián đoạn việc nuôi con bằng sữa mẹ nhé!

 

Nứt núm vú

Những vết nứt trên núm vú là kết quả của việc mẹ đặt miệng bé không đúng vị trí khi cho con bú. Việc nứt núm vú này không có tác dụng tiêu cực nào đối với bé nhưng nó làm mẹ cực kỳ đau đớn. Đây cũng là một trong những lý do khiến việc cho con bú mẹ có thể bị gián đoạn vài ngày hay vài tuần sau đó.

 

Mẹ hãy đảm bảo rằng núm vú được đặt đúng vị trí khi cho con bú

 

Giải pháp cho khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ này, mẹ hãy đảm bảo rằng núm vú được đặt đúng vị trí, chỉa thẳng lên vòm miệng của bé và môi bé chiếm 1 vùng lớn bầu ngực. Có một số chỉ dẫn nhỏ cho mẹ như: làm khô vú với gạc vô trùng sau mỗi lần bé bú, bôi một ít sữa mẹ lên vùng bị nứt, thay miếng đệm ngực thường xuyên để giữ vú khô ráo và hiệu quả nhất là dùng một loại kem dưỡng ẩm đặc biệt được bác sĩ khuyên dùng.

Bài viết liên quan: 
Lợi ích tuyệt vời khi nuôi con bằng sữa mẹ

Căng tức ngực

Việc tích tụ nhiều sữa trong tuyến vú khiến mẹ cảm thấy căng tức ngực và có thể dẫn đến sốt. Vú của mẹ lúc này bị sưng, cứng và mẩn đỏ. Núm vú bị lún vào khiến bé khó bú và càng dễ làm tăng nguy cơ nứt núm vú.

 

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên mặc áo lót đúng cỡ để không bị siết chặt, căng tức ngực.

 

Cách hiệu quả nhất để cho tuyến sữa được lưu thông là hãy cho con bú đúng cách và thường xuyên, dùng dụng cụ hút sữa, xoa bóp ngực dưới vòi nước nóng. Mẹ có thể làm giảm sưng phù cũng như giảm đau bằng cách chườm lạnh giữa các lần cho con bú. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ phải đảm bảo mặc áo lót đúng kích cỡ, không quá siết chặt ngực.

Bài viết liên quan: 
Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng thế nào khi cho con bú?
Gợi ý cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng nhất trong những tuần đầu tiên chào đời: lau người cho trẻ với nước ấm và bông gòn
Chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé từ sữa mẹ
 

Viêm vú

Tình trạng viêm xảy ra do việc tích trữ trì trệ sữa bên trong bầu vú. Những triệu chứng của chứng viêm vú có thể thấy như sốt, đau cơ, mệt mỏi, vú trở nên cứng và mẩn đỏ. Nguyên nhân do bé không bú thường xuyên hoặc không đủ lâu để giải phóng lượng sữa trong tuyến vú, khiến sữa bị tắt nghẽn. Mẹ hãy để ý quan sát cơ thể mình thường xuyên trong suốt quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, viêm vú nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ dẫn đến áp-xe vú. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Cách Chăm Sóc Ngực Đúng Cách Khi Cho Con Bú tại đây để khỏe và đẹp hơn mỗi ngày mẹ nhé!

 

Mẹ nên cho con bú thường xuyên hoặc dùng dụng cụ hút sữa đúng cách

 

Mẹ nên cho con bú đúng cách và thường xuyên hoặc dùng dụng cụ hút sữa. Xoa bóp vùng bị đau trước và sau mỗi lần cho con bú. Mẹ nên bắt đầu xoa bóp từ lồng ngực trước rồi hẳn di chuyển dần đến núm vú. Sau 8 - 24 giờ nếu những triệu chứng trên không thuyên giảm và mẹ bị sốt thì mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Bé liên tục đòi bú

Điều này là hết sức bình thường, nhất là trong những tuần đầu tiên khi nuôi con bằng sữa mẹ vì lúc này, bé đang làm quen với việc bú mẹ. Trung bình trẻ sơ sinh có thể bú từ 8 đến 12 lần trong 24 giờ. Nếu bé yêu của mẹ muốn bú mỗi giờ, mẹ cứ để bé bú. Thông thường tình trạng này cũng sẽ không kéo dài đến vài ngày. Đây là khoảng thời gian mà sữa của mẹ sẽ thay đổi thành phần để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé. Và mẹ đừng quên cho con bú đúng cách khi bú đều cả 2 bên vú để giúp ích cho sự phát triển các giác quan của bé. Mọi thứ sẽ vào nề nếp sau 6 - 8 tuần mẹ nhé.

 

Hãy làm quen với việc bé liên tục đòi bú trong những tuần đầu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ

 

Bé bỏ bú

Có rất nhiều lý do cho biểu hiện tạm thời này của bé. Chuyện bé bỏ bú cũng đồng nghĩa với việc lượng sữa của mẹ sẽ dư thừa. Nhưng mẹ hãy thật bình tĩnh. Bằng việc bỏ bú, có thể bé yêu đang thể hiện rằng bé đang sợ (do mẹ chần chừ khi kê vú vào miệng cho con bú), bé bị đau (do viêm tai, mọc răng…) hoặc bé bất ngờ (do mẹ đổi loại kem giữ ẩm vú). Tình trạng bé bỏ bú khi mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ sẽ trở lại bình thường sau vài ngày. Mẹ đừng lo, bé sẽ không bao giờ để bản thân bị đói quá lâu đâu! Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Nắm Bắt Dấu Hiệu Đói - No Để Cho Con Bú Và Ăn Dặm phù hợp nhé!