MyFeed Personalized Content
Bé từ 0 đến 6 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 - 3 tuổi

Theo dõi và ghi nhớ chính xác lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 - 3 tuổi sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe cho trẻ đấy! Xem ngay nhé!

3 min để đọc Jan 14, 2021

Tiêm chủng cho trẻ là cách bảo vệ bé hiệu quả và an toàn trước bệnh tật. Nestlé Mom & Me xin gợi ý lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 - 3 tuổi để các bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi và cho con đi chích ngừa đúng lịch, đảm bảo lợi ích sức khỏe cho trẻ. 

Ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 - 3 tuổi

Vắc xin là giải pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật, đặc biệt là trong những năm đầu đời khi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Nestlé Mom & Me xin gợi ý lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 - 3 tuổi để các bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi và cho con đi chích ngừa đúng lịch.

 

Bảng Lịch tiêm chủng cho trẻ

 

Những lưu ý chăm sóc khi tiêm chủng cho trẻ

  • Trước khi tiêm chủng cho trẻ, thì bất cứ trẻ nào cũng được khám sàng lọc trước tiêm. Cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe trước đây của trẻ (có bị bệnh gì không, có bị dị ứng không, có đang phải uống thuốc kháng sinh không…) để bác sĩ cân nhắc chỉ định phác đồ phù hợp.
  • Cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi chính xác lịch tiêm chủng cho trẻ em. 
  • Cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm.
  • Nếu thấy các phản ứng trẻ bị sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… kéo dài trên 1 ngày, cha mẹ nên cho bé quay trở lại trung tâm để được thăm khám.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: trẻ bị sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… các bà mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế.
  • Khi trẻ bị sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm bài viết Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt
  • Cha mẹ nên chăm sóc và theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng cho trẻ, hãy tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe cho trẻ. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng, cũng như ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ em sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất, cho quá trình tiêm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và phần nào an tâm hơn về những phản ứng sau tiêm.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm bài viết Những Điều Cần Biết Khi Tiêm Vắc Xin Cho Trẻ để biết thêm những thông tin hữu ích về vắc xin.
 

Theo dõi và ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 - 3 tuổi để đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ