MyFeed Personalized Content
Bé từ 6 - 12 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Phòng các bệnh tiêu hóa ở trẻ em

   

5 min để đọc Oct 15, 2015

1 TÁO BÓN

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, biểu hiện bằng số lần đi cầu ít hơn bình thường, phân to, cứng và cảm giác đau khi đi cầu. Táo bón ở trẻ nhỏ thường do tâm lý, hoặc chế độ ăn chưa phù hợp ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của bé. Ví dụ trẻ nhịn đi cầu do ham chơi, ngại đi ở nhà trẻ, lo lắng hoặc buồn do tách mẹ… Nếu trẻ ít ăn rau, trái cây, ít uống nước, ít vận động, hay bệnh phải dùng thuốc (kháng sinh gây rối loạn khuẩn ruột, thuốc ho/ sổ mũi có chức năng giảm tiết dịch mũi sẽ có tác dụng phụ là làm phân khô…) thì cũng dễ gây ra táo bón. Và một vòng luẩn quẩn thường gặp là bé bị táo bón khi đi cầu sẽ bị đau, bé sợ sẽ tiếp tục nhịn đi tiêu và khiến táo bón nặng hơn. Muốn phòng chống táo bón, ngay từ giai đoạn bắt đầu ăn dặm mẹ phải tập cho trẻ ăn nhiều rau, trái cây (ăn cả xác), uống đủ nước. Khi bổ sung chất xơ với trái cây hoặc rau củ cho con, mẹ nên chia làm nhiều bữa trong ngày vì cho bé ăn nhiều rau một lúc có thể làm trẻ đầy hơi, chướng bụng. Trong khẩu phần ăn dặm của bé không nên cho quá nhiều thịt vì chất đạm nhiều cũng sẽ gây táo bón. Ngoài ra, bé cũng nên được bổ sung những chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn như Probiotic Bifidus BL từ các loại sữa phù hợp…để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Mẹ cũng nên rèn luyện cho con thói quen đi vệ sinh hàng ngày, tập cho trẻ ngồi bô, đi cầu đều đặn, đi hết phân, dễ dàng nhất là sau bữa ăn sáng hay sau ăn tối, khi thời gian không quá gấp gáp và ruột của bé đang co bóp nhiều sau bữa ăn. Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu thấy bụng bé trướng, cứng và bé đau bụng khó chịu hoặc bón kéo dài hoặc không cải thiện khi đã thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt một cách tích cực.

2.  TIÊU CHẢY VÀ RỐI LOẠN TIÊU HÓA CẤP TÍNH

Tiêu chảy cấp và những rối loạn tiêu hóa cấp tính (viêm dạ dày- ruột cấp) là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ 1-2 tuổi. Trẻ biểu hiện bởi đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, có thể dẫn đến mất nước và chất điện giải. Đa số trường hợp bị bệnh là do virus, trong đó nhiều nhất là do nhóm rota virus. Cách điều trị và chăm sóc chủ yếu là bù nước và duy trì dinh dưỡng thích hợp cho bé trong và sau khi bệnh.

Để phòng chống tiêu chảy cấp và rối lọan tiêu hóa, đầu tiên hết là chuẩn bị cho trẻ sức đề kháng bệnh tật tốt. Nên cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ giúp cung cấp kháng thể cho bé và giúp hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh. Một số biện pháp phòng ngừa khác là chích ngừa đầy đủ, uống ngừa tiêu chảy trước 6 tháng tuổi, cung cấp cho bé đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất từ các nguồn thực phẩm đa dạng hoặc sữa…Việc bổ sung các lợi khu ẩn cho bé cũng giúp cơ thể đối phó với bệnh tật hiệu quả hơn, bé sẽ ít mắc bệnh và khi mắc bệnh sẽ mau khỏi hơn. Sản phẩm sữa Nan Kid 4 từ Nestlé có bổ sung lợi khuẩn Probiotic Bifidus BL sẽ giúp bé dễ hấp thu, tiêu hoá thức ăn và hoàn thiện hệ miễn dịch.

Để hạn chế tác nhân gây bệnh tiêu chảy mẹ nên chú ý vệ sinh tay thật sạch khi chăm sóc trẻ: Trước khi chuẩn bị thức ăn hay pha sữa cho trẻ, sau khi thay tã, vệ sinh cho trẻ….Cho trẻ ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ăn ngay sau khi nấu trong vòng 2h. Bên cạnh đó, khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần bù nước cho con bằng dung dịch điện giải Oresol, không tự ý cho bé uống các loại thuốc cầm tiêu chảy vì sẽ khiến tình trạng nặng hơn.

3. ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU

Đầy hơi, khó tiêu cũng là tình trạng thường gặp ở lứa tuổi này, nguyên nhân do chế độ ăn nhiều chất sinh hơi (quá nhiều chất xơ, tinh bột, nước ngọt, nước trái cây…), nuốt hơi nhiều (bú bình không, nút núm vú giả…)…Một số trẻ cũng có biểu hiện khó tiêu khi ăn quá nhiều đạm (thịt, cá, pho- mai…), nhiều mỡ động vật, hoặc do bé có thói quen ăn uống chưa đúng như ăn không nhai, ngậm thức ăn…dẫn đến tiêu hóa thức ăn kém.

Bố mẹ có thể phòng chống hiện tượng khó tiêu đầy hơi bằng cách cho trẻ ăn chế độ ăn phù hợp lứa tuổi, cân đối 4 nhóm thức ăn chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột. Với các bé bú bình, mẹ nên áp dụng biện pháp vỗ ợ hơi sau mỗi lần cho con bú để giúp bé “tống khứ” lượng hơi thừa ra bên ngoài, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, mẹ cũng cần tập cho con thói quen chăm sóc răng miệng hợp lý, bởi có hàm răng khỏe mạnh thì bé mới có thể nhai nuốt thức ăn một cách dễ dàng. Và mẹ cũng có thể bổ sung các lợi khuẩn từ sữa, thực phẩm để giúp bé duy trì hệ tiêu hoá khỏe mạnh, cân bằng.

BS Tăng Khoa Châu Ngọc -  Phó Khoa Tiêu Hóa - Bệnh viện Nhi Đồng 2