Nỗi cô đơn khi làm ba mẹ
Không có phút giây riêng tư nào cho chính mình kể từ khi sinh con và bạn đang cảm thấy cô đơn? Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều người trong lần đầu làm ba mẹ. Tuy vẫn bận rộn chăm sóc con, yêu thương con, bên con ngày qua ngày nhưng cảm giác cô đơn cứ nhen nhóm trong lòng.
Bạn có cảm giác mình bị "cô lập" sau khi sinh?
Bạn hầu như không nắm bắt được bất kỳ thông tin nào về những gì đang diễn ra bên ngoài, về những tin tức bạn từng rất quan tâm và thường cập nhật. Ngoài ra, bạn cũng chưa có bất kỳ cuộc trò chuyện nào với người khác trong nhiều ngày. (Làm thế nào để bạn có thời gian làm điều đó khi mà sự quan tâm duy nhất của bạn bây giờ là chăm sóc con phát triển khỏe mạnh?) Cuộc sống của bạn bây giờ đã thay đổi quá nhiều và bạn cảm thấy không còn là "chính mình" nữa.
Cảm giác cô đơn khi thiếu sự đồng hành từ người bạn đời trong việc chăm sóc con
Mọi người thường vẽ ra viễn cảnh thần tiên, lãng mạn khi đón con chào đời, khi 2 vợ chồng yêu thương nhau và cùng nhau vun đắp, chăm sóc cho thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi thực tế không như mong đợi, khi cuộc sống thực cần sự cân bằng giữa tài chính và thời gian chăm sóc gia đình. Nhiều vợ chồng đã phân chia trách nhiệm để một người đi làm và một người ở nhà chăm con. Chính điều này đã tạo ra sự xa cách, khi 2 vợ chồng có quá ít thời gian để gặp nhau và chia sẻ, khiến nỗi cô đơn cứ lớn dần.
Trong 2 vợ chồng, người chịu trách nhiệm về tài chính, dành thời gian cho công việc sẽ có cảm giác bị “tách rời” khỏi gia đình và thường lo lắng rằng mình sẽ bỏ lỡ những cột mốc quan trọng trong quá trình khôn lớn của con. Và ngược lại, người chịu trách nhiệm chăm con thì lại có cảm giác bị cô lập, mất kết nối với thế giới bên ngoài và bị căng thẳng khi không được làm việc mình thích mà phải ở nhà suốt ngày với con. Chính sự khác biệt về trách nhiệm đã dẫn đến sự thiếu thấu hiểu giữa 2 vợ chồng, khiến 2 vợ chồng trở nên xa cách và khiến cho mỗi người đều có cảm giác cô đơn dù sống chung một mái nhà.
Cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chăm con để vượt qua cảm giác bị cô lập
Ngày nay, mặc dù nhiều ông bố đã tham gia vào quá trình chăm sóc, nuôi dạy con nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, người mẹ vẫn là người chịu trách nhiệm chính để chăm con trong những tuần đầu tiên sau sinh và phải trải qua cảm giác cô đơn. Ví dụ như ở Trung Quốc có truyền thống “ở cữ”, khi người mẹ phải kiêng cữ, không được gặp ai trong vòng 1 tháng sau sinh. Mặc dù ý nghĩa của việc này là để bảo vệ mẹ và bé khỏi nguy cơ nhiễm bệnh khi hệ miễn dịch của bé sơ sinh còn yếu; nhưng nhiều chuyên gia tin rằng việc “ở cữ” quá mức lại gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của những người mẹ, khiến họ cô đơn và dễ rơi vào trầm cảm sau sinh. Có đến 37% người mẹ ở Trung Quốc chia sẻ rằng họ thường cảm thấy cô đơn dù đang sống trong một gia đình đông người, có nhiều sự kết nối.
Ở Nigeria, mức độ chia sẻ trách nhiệm trong việc chăm sóc con khá thấp nên có gần một nửa trong số những người mới làm mẹ (47%) cảm thấy cô đơn sau sinh. Ngược lại, ở Tây Ban Nha, 2 vợ chồng bình đẳng hơn trong việc nuôi dạy con cái nên chỉ có 20% ba mẹ có cảm giác cô đơn sau sinh.
Cảm giác cô đơn khi làm mẹ có tác động như thế nào?
Làm mẹ là thiên chức, là một mốc hạnh phúc trọn vẹn nhất của mỗi người phụ nữ chính vì vậy, nhiều mẹ cảm thấy xấu hổ nếu thừa nhận rằng mình có cảm giác cô đơn sau sinh. Bởi vì như vậy, chẳng khác nào mẹ đang nuông chiều cảm xúc bản thân mình nhiều hơn là tập trung chăm sóc cho con. Chính cảm giác có lỗi đó khiến mẹ cứ âm thầm chịu đựng, không nhờ sự giúp đỡ từ những người khác và khiến nỗi cô đơn cứ lớn dần từng ngày.
Phân tích dữ liệu từ Chỉ số nuôi dạy con cái cho thấy cảm giác cô đơn có mối tương quan chặt chẽ với hội chứng trầm cảm sau sinh. Những cảm xúc tiêu cực này có thể khiến bạn thu mình lại, đồng nghĩa với việc bạn ngày càng cảm thấy bị cô lập và cô đơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn không thể thoát ra.
Phá vỡ vòng lặp của sự cô đơn
Nếu bạn đang đối mặt với những cảm xúc tiêu cực thì hãy tham khảo gợi ý từ những chuyên gia của chúng tôi để vượt qua cảm giác có lỗi khi làm mẹ tại đây
Nếu bạn đang cảm giác mình không được hỗ trợ, căng thẳng, mệt mỏi và “kiệt sức” vì phải chăm con thì hãy lên ngay danh sách những điều cần làm để tránh trầm cảm sau sinh được các chuyên gia của chúng tôi chia sẻ tại đây
Và đừng quên dành thời gian để chăm sóc cho chính bản thân mình, vì khi bạn khỏe mạnh, vui vẻ, bạn mới có thể chăm sóc con thật tốt, giúp bé phát triển khỏe mạnh trọn tiềm năng. Hãy xem những gợi ý để chăm sóc bản thân sau sinh tại đây
Những thông tin mà mẹ có thể cần
Xem thêm những khó khăn của ba mẹ trên toàn cầu khi nuôi dạy con
Ba Mẹ Trên Toàn Cầu
Nguồn tham khảo
https://www.bbc.co.uk/news/health-41930497 (Truy cập tháng 6 2022)
Chỉ số nuôi dạy con, xuất bản đầu tiên năm 2021, theparentingindex.com
Sửa đổi lần cuối: tháng 6 năm 2022