MyFeed Personalized Content
Bài viết

Chia sẻ công bằng trách nhiệm nuôi dạy con qua 7 bước đơn giản

Hai vợ chồng muốn chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái cùng nhau? Khám phá ngay bí quyết cùng nuôi dạy con ngoan nhé!

6 min để đọc Nov 19, 2021

Cha mẹ nên cùng nuôi dạy con cái và chia sẻ trách nhiệm bình đẳng với nhau nhưng liệu có quá khó để thực hiện? 49% các bậc cha mẹ tán thành, song việc chia sẻ 50-50 trách nhiệm nuôi dạy con cần được lên kế hoạch tỉ mỉ. Nếu bạn nằm trong 51% số người còn lại cảm thấy gánh nặng nuôi dạy con cái không được phân chia đồng đều thì chắc hẳn bạn muốn trách nhiệm nuôi con phải được chia sẻ một cách bình đẳng. Cùng khám phá bí quyết chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con qua 7 bước đơn giản sau.  

1.  Tư duy đúng về trách nhiệm chung của cha mẹ trước khi bé chào đời 
Bạn đừng cho rằng mình luôn là người chăm con chính trong nhà mà hãy chia sẻ trách nhiệm đó với người bạn đời. Hãy cùng nhau tìm hiểu về thai kỳ, việc sinh con và nuôi dạy con, tham gia các lớp học tiền sản, tìm hiểu và mua đồ sơ sinh, chuẩn bị phòng đón bé yêu chào đời. Điều này không chỉ giúp 2 bạn gắn kết nhau hơn mà bạn còn được chia sẻ gánh nặng nuôi dạy con ngay từ đầu. Các mẹ sẽ được nghỉ thai sản ít nhất là 6 tháng sau khi sinh. Vậy các ông bố nên làm gì để chia sẻ gánh nặng nuôi dạy con cùng mẹ? Xem ngay các mẹo làm cha lần đầu tại đây.

2.  Phân chia công bằng nhiệm vụ chăm sóc con 
Có rất nhiều cách phân chia trách nhiệm nuôi dạy con cái. Cha mẹ có thể chia thời gian của mình để chăm sóc con (Ví dụ: bố chăm con vào buổi sáng sớm và mẹ sẽ thay bố chăm con từ giữa buổi sáng đến giờ ăn trưa); phân bổ công việc hợp lý (Ví dụ: mẹ cho con ăn và bố ru bé ngủ); hoặc phân chia việc theo thế mạnh của từng cá nhân (Ví dụ: bố sắp xếp đồ đạc còn mẹ lên các hoạt động chuẩn bị). Hỗ trợ nhau trong những lúc khó khăn khi chăm con như lúc bé bị ốm. 

3.  Phân chia đồng đều thời gian bên con 
Hãy đảm bảo rằng cả hai đều có thể đảm đương công việc và dành nhiều thời gian cho con. Nếu một bên có trách nhiệm chăm con thì bên còn lại sẽ nhận trách nhiệm chơi cùng con. Khoảng thời gian mà cha mẹ dành cho bé sẽ mang lại nhiều lợi ích cảm xúc tích cực cho con. Hãy phân chia đồng đều thời gian của cả hai và cùng chia sẻ niềm vui nuôi dạy con nhé! 

4.  Giải tỏa gánh nặng tinh thần trong việc nuôi dạy con cái 
Học cách quản lý căng thẳng có thể cho bạn kiên nhẫn, năng lượng và góc nhìn để trở thành một phụ huynh lý tưởng. Học được điều này cũng sẽ giúp cho sức khoẻ và khả năng hoạt động bình thường của bạn đi đường dài. 
Một số lời khuyên từ chuyên gia để giúp bậc phụ huynh quản lý căng thẳng: 

  • Đừng mang căng thẳng về nhà: hãy thử nói chuyện để giải tỏa căng thẳng trước khi về nhà; tưởng tượng bỏ vấn đề của bạn vào một cái hộp và phân vùng nó, việc này có thể giúp bạn có năng lượng cho gia đình và con cái; Trên đường về nhà, hãy chú ý tâm trạng của bản thân. Giao thông có đang làm bạn thêm căng thẳng? Nếu có, hãy hít thở sâu, nghe nhạc. 
  • Tìm kiếm cơ hội để vui vẻ: chọn những hoạt động cùng với con mà bạn cảm thấy vui. Bạn sẽ thấy tốt hơn cho chính mình và con mình. 
  • Nhớ thư giãn và “sạc pin”: hãy dành thời gian cho bản thân mình hàng ngày. 
  • Hãy gọi cứu viện nếu cần: khi cảm thấy choáng ngộp, đừng ngại việc gọi cho người thân hoặc vợ chồng đến giúp đỡ mình. Cố gắng làm “supermom” hay “superdad” chỉ làm bạn thêm căng thẳng. Việc bạn gọi giúp đỡ cũng sẽ tạo cơ hội cho con bạn gặp nhiều người hơn. 
  • Kết nối với các cha mẹ khác: hãy tạo dựng quan hệ với các gia đình có con đang cùng độ tuổi với con bạn. Bạn sẽ thấy mình không cô đơn, giúp bình thường hoá cảm giác căng thẳng. 
  • Nghỉ ngơi khỏi tất cả mọi thứ: hãy dành thời gian riêng cho cả hai vợ chồng. Một buổi tối hẹn hò mỗi tháng có thể giúp hôn nhân bền vững và giải toả căng thẳng 
  • Giữ cuộc sống cân bằng: tránh đặt quá nhiều lịch vào cuối tuần. Một cuộc sống cân bằng cần hoạt động thể thao, bạn có thể tập tại nhà và không cần đi gym. 

Lý do đơn giản nhất cho việc quản lý căng thẳng là: Giúp bạn cảm thấy vui khi làm cha mẹ. 

5.  Chấp nhận sự khác biệt trong cách nuôi dạy con chung  
Khi cùng nuôi dạy con, hãy chấp nhận việc có những khác biệt trong cách giáo dục con. Nếu điều đó xảy ra, bạn không nên chỉ trích bạn đời hoặc kiểm soát đôi bên. Hãy bỏ qua quan niệm cho rằng mọi thứ cần phải hoàn hảo, hãy để cha của bé có thêm thời gian và không gian tìm hiểu bé hơn. Hành động chỉ trích phê phán sẽ khiến cả 2 người mất đi sự tự tin và khả năng ứng phó với các trường hợp, vô tình dẫn đến sự chán nản trong hành trình nuôi dạy con chung của 2 người. 

6.  Cởi mở trong giao tiếp và thay đổi linh hoạt  
Kế hoạch nuôi dạy con thi thoảng sẽ thay đổi. Sẽ có lúc 2 bạn cần thỏa thuận chia sẻ một số công việc nhất định. Hãy cởi mở và trung thực với nhau về nhu cầu và mối quan tâm của bản thân. Đồng thời, yêu cầu bên còn lại giúp đỡ mỗi khi bạn cần. Chia sẻ lịch gia đình cùng nhau để cả 2 nắm rõ lịch biểu của con mình. Khi gặp bất kì sự thay đổi nào, hãy điều chỉnh kế hoạch nuôi dạy con sao cho phù hợp nhất với gia đình bạn.  

7.  Chia sẻ cách nuôi dạy con cùng nhau 
Hãy nói cho bạn bè, gia đình và mọi người biết rằng 2 bạn đang cùng nhau nuôi dạy và chăm sóc con. Bạn có thể tạo một email hay lập nhóm chat bàn luận về chủ đề trẻ em và cách nuôi dạy trẻ. Hãy làm quen với những người làm cha mẹ khác, thông qua các hội nhóm nuôi con trên mạng xã hội, hoặc khi trò chuyện với họ tại nhà trẻ. Sự nhất quán chính là chìa khóa thành công của việc cùng nuôi dạy con cái. Dù có thể mất ít thời gian để làm quen, nhưng cả 2 sẽ nhanh chóng thích nghi như những bậc cha mẹ khác.  
 

Nguồn tham khảo:

http://equallysharedparenting.com/articles/article6.htm 
https://health.clevelandclinic.org/ready-snap-tips-for-stressed-out-parents/ 
https://www.mother.ly/love/6-ways-mamas-can-ease-their-mental-load-by-sharing-parenting-duties 
https://www.mother.ly/love/why-equal-parenting-is-still-a-myth 
https://www.parents.com/parenting/better-parenting/advice/ways-to-share-the-parenting-load-with-your-partner/ 
https://www.thebump.com/a/maternal-gatekeeping