Cách đối phó với những định kiến xã hội
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, mạng xã hội cho phép tất cả mọi người kết nối, trò chuyện với nhau trong cuộc sống, việc tự do ngôn luận khiến ba mẹ, đặc biệt là người làm mẹ thường xuyên nhận những bình luận chê trách, định kiến của nhiều người, đôi khi là bị công kích "hội đồng". Hãy cùng tìm hiểu vấn đề và xem điều đó tác động như thế nào đến ba mẹ hiện nay nhé!
Định kiến xã hội là gì và từ khi nào nó lan rộng như một phong trào công kích?
Những định kiến xã hội thường xuất hiện công khai trên mạng xã hội với mục đích khiến ai đó mặc cảm. Những hình ảnh, câu chuyện được bạn chia sẻ trên internet bao gồm cách nuôi dạy con sẽ dễ dàng trở thành chủ đề được mang ra bàn tán.
Ba mẹ có thể nhận được những bình luận hơi “xét nét” như “cái địu đó không đỡ được đầu của con bạn” hay “bạn có biết món khai vị chế biến sẵn chứa nhiều muối cho em bé không?” mỗi khi khoe hình ảnh đáng yêu của con là những khoảnh khắc lần đầu con đi chơi hoặc ăn dặm vui thích lên mạng xã hội. Mặc dù đó là những bình luận với mong muốn giúp đỡ nhưng lại vô tình làm giảm sự tự tin của người mới làm ba mẹ cho dù họ có là ai.
Không chỉ dừng lại ở đó, mọi người còn cùng nhau "buộc tội" hay kêu gọi công kích ba mẹ trên mạng xã hội bằng cách chê trách và "anti" theo một cách nào đó. Điều này thường xảy ra phổ biến đối với những ba mẹ là người của công chúng. Họ dễ dàng bị dân cư mạng phán xét không phải là “ba mẹ tốt” chỉ vì hơi mất bình tĩnh với con, sau đó bị tất cả quay lưng, hủy theo dõi trang cá nhân và từ chối ủng hộ bằng cách không nghe nhạc hay xem phim của họ, v.v…Tuy nhiên, những ba mẹ bình thường cũng khó tránh khỏi, họ sẽ bị hủy kết bạn hay bị xóa ra khỏi các nhóm nuôi dạy con sau khi chia sẻ một câu chuyện gây tranh cãi bất kỳ.
Ai là những người để lại những định kiến xã hội và tại sao họ làm như vậy?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, mạng xã hội cho phép việc chia sẻ ý kiến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, người bình luận có thể là người lạ hoặc người quen nhưng dưới thân phận ẩn danh. Vì vậy, thật khó để rõ ai là người bình luận những câu châm chọc dưới bài viết của mình, và sẽ chẳng có sự chịu trách nhiệm hay hậu quả nào cho việc công kích online, bình luận những "lời chê" hay cố tình “đùa cợt” khiến bạn mặc cảm.
Tuy nhiên, ngay khi bạn biết đó có thể là người thân trong gia đình hay những người bạn thân nhất của mình, chắc chắn bạn sẽ có chút buồn tủi vì không hiểu tại sao mọi người lại vô tâm để lại những bình luận “khó chịu” như vậy. Nhưng thành thật mà nói, điều khiến bạn tổn thương chính là cách họ nhìn nhận vấn đề trong suy nghĩ. Bạn có biết, chính từ lúc những cuốn sách nuôi dạy con xuất hiện vào giữa thế kỷ 20, mọi người bắt đầu quan tâm hơn đến việc chăm sóc con, vì vậy mà những lời khuyên giống như chê trách, phán xét bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Cuối cùng nó được mang lên mạng xã hội và biến thành những định kiến dành cho ba mẹ, phổ biến hơn là cho người mẹ đấy.
Các chủ đề có xu hướng khơi dậy cuộc tranh luận đến từ nhiều khía cạnh của việc nuôi dạy con, từ chế độ ăn uống khi mang thai đến việc cho con bú nơi công cộng, việc sử dụng thiết bị điện tử có hại hay có lợi, và việc có nên quay lại làm việc sau khi sinh hay không. Tuy những lời bình luận với mục đích giúp chăm sóc con tốt hơn và khỏe mạnh hơn, nhưng thực tế nó lại khiến các ba mẹ thêm căng thẳng.
Những định kiến xã hội có tác động như thế nào?
Chẳng có gì là chắc chắn, kể cả những ba mẹ tự tin nhất cũng có thể trở nên nghi ngờ bản thân bởi những định kiến xã hội – đặc biệt những định kiến ấy còn xuất hiện công khai trước công chúng, làm ba mẹ càng thêm mặc cảm đúng không nào? Đó cũng chính là một trong những vấn đề có tác động lớn đến ba mẹ ở một số nơi trên thế giới.
Ở Trung Quốc, 71% ba mẹ cảm thấy áp lực bởi sự quan tâm của cư dân mạng đến cách họ nuôi dạy con và đặc biệt có 54% cho biết họ cảm thấy mệt mỏi mỗi khi nhận được những đánh giá về việc cho con ăn gì và cho ăn như thế nào. Trong khi đó, con số này ở Thụy Điển là 22% và chỉ có 4% thấy áp lực bởi việc cho con ăn. Ngoài ra, có 67% ba mẹ Trung Quốc thấy căng thẳng vì quá áp lực khi nhận những ý kiến khác nhau, còn ở Thụy Điển là 9%.
Bạn có thể kiểm soát những định kiến xã hội?
Nếu bạn muốn kiểm soát được những bình luận trên mạng xã hội thì rất khó. Tuy nhiên, bạn có thể học cách phản hồi để tránh nhận được những tiêu cực. Tham khảo ngay cách ứng xử “khéo”trên mạng xã hội khi học bí quyết nuôi con!
Bằng cách này, bạn có thể tận hưởng nhiều lợi ích mà mạng xã hội mang lại như kết nối với các ba mẹ khác trên khắp thế giới, nhận hỗ trợ và trao đổi các mẹo hữu ích. Và tất nhiên, bạn cũng hãy làm một tấm gương tích cực trong việc đối xử tốt đối với những ba mẹ khác trên mạng nhé.
Những thông tin mà mẹ có thể cần
Xem thêm những khó khăn của ba mẹ trên toàn cầu khi nuôi dạy con
Ba Mẹ Trên Toàn Cầu
Nguồn tham khảo
Chỉ số nuôi dạy con, xuất bản đầu tiên năm 2021, theparentingindex.com
Sửa đổi lần cuối: tháng 6 năm 2022