MyFeed Personalized Content
Bài viết
Add this post to favorites

Những điều cần làm tránh trầm cảm sau sinh

Xem những gợi ý để tránh trầm cảm sau sinh, bảo vệ sức khỏe tinh thần cho chính mình để chăm sóc con tốt hơn, mẹ nhé!

3 min để đọc Dec 6, 2021

Những điều cần biết

Khi con chào đời, phụ nữ sau sinh sẽ thường quên mất việc nghỉ ngơi, chăm sóc cho chính mình – nhưng mẹ ơi, chỉ khi mẹ thật khỏe mạnh và hạnh phúc thì em bé mới phát triển tốt nhất. Vậy nên, để tránh bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm sau sinh hãy tham khảo các gợi ý sau nhé!
 

1. Sự thay đổi đột ngột của hormones bên trong cơ thể sau khi sinh, kết hợp với việc mệt mỏi, căng thẳng và thiếu ngủ sẽ khiến mẹ bỉm dễ bị rối loạn cảm xúc sau sinh. Bạn sẽ dễ xúc động hơn và thường buồn phiền nhiều hơn. Do đó, nếu bạn thấy mình có những triệu chứng trên hãy nhanh chóng trò chuyện cùng gia đình và bạn bè để được hỗ trợ nhé.

2. Nếu các triệu chứng rối loạn cảm xúc không thuyên giảm sau vài tuần thì bạn có thể đã mắc chứng trầm cảm sau sinh, hãy liên hệ bác sĩ ngay. Đừng quên xem thêm các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh để sớm phát hiện nhé.

3. Hãy trò chuyện với những mẹ bỉm khác để tìm sự đồng cảm.

4. Tham gia các hội nhóm bỉm sữa và gặp gỡ những bố mẹ bỉm khác là một cách rất hiệu quả để chia sẻ cảm xúc đấy.

5. Hoặc bạn có thể tham gia các lớp học sau sinh để được tư vấn trực tiếp.

6. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng hỗ trợ trong việc chăm sóc bé như đặt lịch cho bú hoặc thay tã để giảm bớt căng thẳng khi chăm con.

7. Nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, hãy xem ngay danh sách 10 điều mà mẹ bỉm cô đơn nên làm để vượt qua nỗi buồn.

8. Bạn có thể thử các ứng dụng thiền hoặc nghe nhạc thư giãn.

9. Hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn nếu cần thiết.

10. Hãy tập thể dục, thiền, vận động nhẹ nhàng vừa sức để cải thiện tâm trạng.

11. Ăn uống lành mạnh, đa dạng và cân bằng.

12. Hãy đi dạo thường xuyên để tiếp xúc với ánh nắng; đừng quên bổ sung 10mcg vitamin D mỗi ngày.

13. Hãy chăm sóc bản thân và dành thời gian thư giãn như tắm nước ấm, đi làm tóc....

14. Viết nhật ký để cân bằng cảm xúc của chính mình. Suy nghĩ về những điều khiến bạn

buồn và những việc khiến bạn vui.

15. Hãy thoải mái với chính mình, bạn đang cố gắng hết sức mình để làm một người mẹ tốt rồi. Đừng áp lực quá.

16. Hãy nhờ sự trợ giúp, hỗ trợ từ gia đình trong việc chăm sóc con.