MyFeed Personalized Content
Bé từ 6 đến 12 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Làm gì khi bé bị dị ứng sữa bò?

Bé nhà mình có những biểu hiện không khỏe sau khi bú sữa bình hoặc dùng những thức ăn làm từ bơ sữa. Hình như bé bị dị ứng với sữa bò. Mình muốn hiểu rõ hơn về điều này. Có cách nào để phòng tránh và xử lý khi bé bị dị ứng protein sữa bò?

5 min để đọc Oct 15, 2015

Trẻ dị ứng sữa bò

Sữa bò là nguyên nhân dây ra dị ứng hoặc do protein được tìm thấy trong sữa bò (do hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ tạo phản ứng, “tấn công” một cách bất thường các protein được định lượng trong thành phần của sữa); hoặc do hiện tượng bất dung nạp với đường trong sữa, thường được gọi là bất dung nạp lactose, (hệ quả từ việc tiết không có đủ men lactase trong ruột, men lactase là loại men cắt đường lactose thành đường glucose và galactose).

Số trường hợp dị ứng protein sữa bò trong 10 năm qua đã tăng gấp đôi (theo nhận định của các chuyên gia thì có rất nhiều nguyên nhân và vẫn còn mơ hồ), chiếm 13% các trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ em và ảnh hưởng đến khoảng 3% trẻ dưới 2 tuổi. Nếu sữa bò được loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn của trẻ 1 hoặc 2 tuổi, con số này sẽ giảm đến hơn 80%. Điều đó có nghĩa 20% trẻ còn lại vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ xử lý kịp thời khi bé có các biểu hiện của dị ứng thức ăn.

Làm thế nào để phát hiện bé bị dị ứng sữa bò?

Không dễ dàng gì để nhận diện các triệu chứng và chẩn đoán có phải trẻ đang bị dị ứng thực phẩm hay không. Rất có thể mẹ sẽ bị nhầm lẫn với những biểu hiện khác.

3 triệu chứng cho thấy trẻ bị dị ứng với protein sữa bò:

- Da bé bị nổi mề đay, eczema (chàm), mẩn đỏ hoặc mặt nhợt nhạt, sưng phù.

- Nôn, mửa, táo bón, tiêu chảy mãn tính (ở trẻ sơ sinh), đau dạ dày (ở trẻ nhỏ).

- Ho khò khè, hen suyễn, khó thở (chiếm 20 – 30%).

Một số ít trường hợp xảy ra phản ứng quá mẫn (sự gián đoạn lưu thông máu, kết hợp với giảm huyết áp đột ngột) cần phải đưa đi cấp cứu ngay.

Những dấu hiệu của hiện tượng bất dung nạp lactose: tiêu chảy cấp tính, sưng phù,  đau bụng, đầy hơi và nôn mửa.

Để xác định chính xác, mẹ cần đưa bé đến bệnh viên để thực hiện các xét nghiệm dị ứng. Các chuyên gia y tế sẽ thực hiện việc kiểm tra trên da (đối với những phản ứng tức thì), tiến hành kiểm tra dị ứng áp da (Patch Test) hoặc  kiểm tra kích thích nhằm phát hiện những biểu hiện dị ứng tiêu hóa và đối chiếu kết quả xét nghiệm máu.

Tiền sử bị dị ứng trong gia đình có phải là nguyên nhân?

Bố mẹ hoặc anh chị bị dị ứng sữa bò không có nghĩa rằng bé sẽ bị tình trạng tương tự. Theo quan sát cho thấy nguy cơ dị ứng thường xảy ra cao hơn ở những trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bị các loại dị ứng.

Những loại thức ăn nào có thể cung cấp cho em bé bị dị ứng sữa bò?

Trẻ đã được chẩn đoán xác định bị dị ứng  hoặc không dung nạp với sữa bò. Cách duy nhất để phòng tránh là loại bỏ hoàn toàn thành phần này trong chế độ ăn của bé. Như vậy, mẹ sẽ không biết phải cho bé ăn cái gì và  làm thế nào để bé bước qua giai đoạn ăn dặm. Mẹ nên làm theo những lời khuyên của bác sĩ và tham khảo những thông tin hữu ích bên dưới:

- Trước hết, sữa công thức thường dùng sẽ được thay thế bằng sữa công thức đạm thủy phân protein (khác hoàn toàn với công thức ít gây dị ứng), sự thay thế tiêu biểu cho sữa bò, được tạo ra dành riêng cho trẻ sơ sinh. Loại sữa đặc biệt này tuy ít dinh dưỡng hơn nhưng vẫn góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng của bé. Nếu bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, mẹ nên loại bỏ các thức ăn được làm từ sữa bò để tránh quá trình chuyển hóa các protein vào sữa mẹ.

- Thứ hai, mẹ cần học cách nhận diện và giải mã các thành phần protein có trong sữa bò của các nhãn hiệu sữa thường dùng. Bao gồm: sữa bột, casein, caseinate, lactoglobulin, lactalbumin, whey (đạm nước sữa)…

Sữa đậu nành thì sao? Cơ quan sức khỏe và an toàn thực phẩm Pháp (Afssa) khuyên các bà mẹ không nên cho trẻ dưới 3 tuổi dùng sữa đậu nành.

Mặc dù dị ứng sữa bò ở trẻ là vấn đề cần phải lưu tâm, làm phức tạp cách thức mà các bà mẹ cho trẻ ăn nhưng chuyên gia dị ứng và nhân viên y tế  sẽ có thể tư vấn và giúp đỡ các bà mẹ trong suốt quá trình phát triển dinh dưỡng của trẻ.