MyFeed Personalized Content
Bé từ 2 đến 6 tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi

Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi sẽ giúp mẹ biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ thích hợp.

6 min để đọc Dec 10, 2019

Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau. Việc cung cấp đúng và đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ có điều kiện phát triển thể chất và trí não tối đa. Tuy nhiên không phải ba mẹ nào cũng hiểu rõ về các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ qua từng giai đoạn và xây dựng thực đơn dinh dưỡng với các món ăn bổ dưỡng cho bé cũng như món ăn dinh dưỡng cho bé.

Từ 0 - 6 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu đời, không có nguồn dinh dưỡng nào có thể thay thế được sữa mẹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo đó, sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như đạm, bột đường, vitamins và khoáng chất, cùng với các yếu tố vi lượng mà trẻ cần để phát triển khỏe mạnh.
 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và an toàn nhất với trẻ sơ sinh

 

Không chỉ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, uống sữa mẹ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đây được xem là bước cần thiết cho sự phát triển thể chất và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của bé ngay từ những tháng ngày đầu đời.

Từ 7 - 12 tháng tuổi

Qua tháng thứ 6, bước vào tháng thứ 7, trẻ bắt đầu làm quen với ăn dặm. Ở giai đoạn này, bữa ăn của trẻ được chia làm 5 - 6 bữa/ngày, trong đó có 4 - 5 bữa sữa và 1 - 2 bữa ăn dặm. Đây cũng là thời kỳ cha mẹ gặp nhiều bỡ ngỡ trong việc lựa chọn và giới thiệu nguồn thực phẩm cho trẻ. Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cho bé phù hợp giúp trẻ phát triển thể chất và xây dựng thói quen ăn uống khoa học trong tương lai. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Cần Lưu Ý Điều Gì? để xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé và mang đến cho con nguồn dinh dưỡng chất lượng nhất. 

Thời kỳ ăn dặm, mẹ nên tập cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng mềm, lỏng

 

Ở giai đoạn này, mẹ nên tập trung bổ sung Vitamins, khoáng chất và chất xơ cho trẻ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Mẹ có thể chế biến món ăn cho trẻ từ rau, củ, quả, hoặc các loại rau có phiến lá mỏng, ít gân sẽ là lựa chọn thích hợp nhất cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Về chất đạm, mẹ nên chọn nguồn đạm giàu sắt và ít gây dị ứng, ưu tiên thịt heo, thịt bò, lòng đỏ trứng trong những tháng đầu ăn dặm, sau đó có thể chuyển sang thịt gà, các loại thủy - hải sản tươi. Nếu cho trẻ ăn tinh bột, gạo chính là lựa chọn phù hợp nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu ăn dặm.

Từ 1 đến 3 tuổi  

Đây là thời kỳ mọc răng sữa, mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ, tránh ăn nhiều đồ ngọt hoặc các loại thức ăn làm tổn thương men răng.
 
Ở giai đoạn này, mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn dạng đặc để tập nhai, đồng thời thay đổi, chế biến món ăn cho trẻ đa dạng để trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống, giúp trẻ hấp thu tối đa các dưỡng chất. Lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ xoay quanh nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất: đạm, vitamins, khoáng chất, cùng một số các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
 

Giai đoạn 1 - 3 tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa, mẹ đã có thể cho trẻ tập nhai

 

Mẹ có thể cho trẻ uống sữa và ăn các loại thực phẩm được chế biến từ sữa, đây là loại thực phẩm giàu canxi, giúp hệ xương và răng thêm chắc khỏe, hỗ trợ phát triển thể chất. Đồng thời, tinh bột trong các loại thực phẩm dinh dưỡng cho bé như ngũ cốc, bánh mì, khoai cũng là chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ luôn tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Cùng với đó, những loại thực phẩm như trứng, cá, thịt nạc, các loại hạt và đậu rất quan trọng trong khẩu phần ăn của bé, cung cấp protein và các loại chất béo có lợi cho sức khỏe và trí não.
 
Bên cạnh các bữa chính, rau và trái cây là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa phụ của trẻ, mẹ nên đảm bảo loại thực phẩm này chiếm ½ khẩu phần ăn vặt, cung cấp vitamins và chất xơ cho trẻ.

Từ 3 - 5 tuổi

Để trẻ từ 3 - 5 tuổi phát triển khỏe mạnh và thông minh, mẹ cần cung cấp hơn 60 loại dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, được chia vào 5 nhóm thực phẩm: chất đạm, carbohydrate, chất béo, vitamins và khoáng chất.

Hàm lượng đạm cần thiết cho trẻ dao động từ 20 - 25 gram/ngày. Nếu trẻ không được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, sự phát triển về thể chất và trí tuệ trong tương lai sẽ bị giảm sút, đồng thời khả năng miễn dịch cũng sẽ bị suy giảm. Mẹ nên lưu ý cung cấp đạm cho trẻ qua các loại thực phẩm dinh dưỡng cho bé như: thịt, cá, trứng, sữa,...

Đạm là dưỡng chất quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của trẻ lúc này

 

Ngoài chất đạm, trẻ cũng cần được bổ sung carbohydrate theo đúng nhu cầu. Đây là loại dưỡng chất đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, tuần hoàn, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng giúp trẻ luôn tràn đầy hứng khởi cho một ngày học tập và vui chơi hiệu quả. Mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm như: hoa quả, bột ngũ cốc, củ cải đường, các loại đậu,...
 
Để giúp trẻ phát triển thể chất về chiều cao và cân nặng cũng như có hệ xương vững chắc, thì chất béo, canxi và các loại vitamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong đó, bổ sung các loại vitamin giúp trẻ phòng tránh được các bệnh vặt, bệnh cảm cúm thường gặp. Đặc biệt trong chế độ ăn của trẻ, mẹ cũng nên lưu ý bổ sung chất xơ, giúp trẻ tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất thật hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Cách Tăng Cường Sức Đề Kháng Tự Nhiên Cho Trẻ để con lớn khôn, khỏe mạnh. 
 

Đây cũng là lúc mẹ bổ sung đa dạng các loại thức ăn để giúp trẻ hấp thu tối đa các dưỡng chất

 

Cho dù là ở độ tuổi nào, mẹ nên cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Chỉ có như vậy mới giúp phát triển thể chất và trí não của bé ngày một khỏe mạnh hơn.
 
Nguồn thông tin tham khảo: 
http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/dinh-duong-cho-tre-em-duoi-5-tuoi.html
 

Hiểu được  nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi sẽ giúp mẹ biết cách chọn lựa thực phẩm dinh dưỡng phù hợp và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý