MyFeed Personalized Content
Bé từ 2 - 6 tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

7 mẹo nhỏ thú vị và sáng tạo giúp trẻ thích đọc sách hơn

Cùng Nestlé Mom & Me tìm hiểu ngay 7 mẹo hữu ích giúp nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho bé, giúp phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ bố mẹ nhé!

8 min để đọc Oct 9, 2019

Sách là kho tàng kiến thức của nhân loại. Khi trẻ có cơ hội đọc các loại sách sẽ có biểu hiện tốt hơn trong giao tiếp xã hội, rèn luyện cảm xúc và giúp phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Nhưng việc khuyến khích và khơi hứng hứng thú đọc sách cho bé là điều không dễ dàng.


Thói quen đọc sách cần được nuôi dưỡng mỗi ngày để mẹ biết con thích đọc gì, từ đó biết cách chọn lựa những quyển sách cho bé thật phù hợp, giúp bé thông minh hơn. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng thành công thói quen đọc sách cho bé?


Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra một vài gợi ý rất thú vị để bạn giúp con hiểu rằng sách là món quà tri thức tuyệt vời và mỗi cuốn sách là một cuộc phiêu lưu kì thú.

Trước tiên, hãy khuyến khích con mình đọc bất cứ điều gì mà con trông thấy được

 

Trước tiên, hãy khuyến khích con mình đọc bất cứ điều gì mà con trông thấy được

Một thí nghiệm tại trường Đại Học Bắc Carolina ở Mỹ đã chỉ ra rằng trẻ em từ khi còn trong bụng mẹ đã có thể lắng nghe và ghi nhớ những âm thanh diễn ra xung quanh cuộc sống bên ngoài. Những kĩ năng này tạo tiền đề cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ và tăng vốn từ vựng sau này. Vì vậy bố mẹ cần tập trung dạy cho bé đọc trước, điều đó mới quan trọng. Đến khi biết đọc rồi thì bé tự khắc sẽ tìm đọc những gì mình thích. 


Bố mẹ nên tạo cho bé có nhiều cơ hội để đọc bất cứ lúc nào. Bố mẹ có thể dẫn bé đến những địa điểm lý tưởng để đọc sách cho bé như công viên, bãi cỏ, vườn cây, góc quán cafe yêu thích, thư viện địa phương... là những cách tạo hứng thú khi đọc. 


Sau khi đọc sách cho bé, bố mẹ cùng bé nhắc lại nội dung truyện vừa đọc. Khi sự phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ đã tốt hơn, bố mẹ có thể cùng trao đổi nội dung truyện như "Con thích nhân vật nào?", "Nhân vật này có điểm gì tốt?", "Tại sao nhân vật lại làm như vậy, nếu là con, con sẽ làm gì?",... Đây là những câu hỏi giúp bé phát huy trí não để bé thông minh hơn, phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ và học cách diễn đạt. Lúc này, bé sẽ hăng hái trình bày với bố mẹ về những gì chúng nghĩ. Bố mẹ cũng có thể thông qua những gì bé diễn đạt để hiểu hơn về tính cách của trẻ.

Thứ hai, tự tay làm một quyển sách cho bé

Thứ hai, tự tay làm một quyển sách cho bé

Các bạn nhỏ nào cũng sở hữu 1 quyển sách do mẹ làm. 1 cuốn sách cho bé tự thiết kế bằng tất cả trái tim là món quà đặc biệt mẹ có thể dành tặng bé, tập thói quen đọc sách cho bé. “Nếu bạn mang đến cho bé những cuốn sách thì theo một cách tự nhiên, sách sẽ trở thành một thứ rất quan trọng trong suốt cuộc đời của bé sau này", tác giả sách thiếu nhi nổi tiếng ở Nhật Bản Ishikawa Koji đã nói. 


Nếu bé ngần ngại tự mình chọn một cuốn sách, hãy tiếp sức cho sự sáng tạo của bé bằng những cuốn sách tự làm. Bạn có thể gấp đôi một tập giấy và cố định các cạnh bằng ghim hoặc keo. Sử dụng giấy xây dựng đầy màu sắc để làm bìa. Hoặc bạn tự tay làm một quyển sách cho bé bằng vải. Sách vải có ưu điểm hơn hẳn khi làm một quyển sách cắt dán bằng giấy. Bé có cấu, xé thì cũng không lo bị nhàu hay rách. Sách vải dễ dàng với nhiều phụ kiện như dùng với cúc bấm, băng dính gai,...

Thứ ba, hãy cùng con đóng vai một nhân vật trong sách

Thứ ba, hãy cùng con đóng vai một nhân vật trong sách

Khá nhiều bậc bố mẹ không có thời gian vui chơi cùng bé do bận rộn công việc. Thay vì đọc sách, trẻ em ngày nay mê những chiếc smartphone, máy tính bảng hơn. Đối với thế hệ trước, có được một quyển sách hay trong tay là rất quý nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, trẻ dành nhiều thời gian cho những trò chơi điện tử, xem phim hoạt hình nhiều hơn là ngồi hàng giờ để đọc sách. Đó cũng chính là nỗi trăn trở của rất nhiều phụ huynh. 


Vậy để giúp bé tìm thấy niềm vui thích trong khi đọc sách, bố mẹ hãy dành thời gian cùng đọc sách cho bé. Sau khi đọc xong một câu chuyện, hãy cùng bé chơi trò chơi "diễn kịch đóng vai theo chủ đề” của câu chuyện. Chọn một câu chuyện hay một trích đoạn trong truyện nào đó để bé tự chọn vai đóng theo trí tưởng tượng về nhân vật. Bố mẹ cùng tham gia các nhân vật phụ họa. Cùng với đó, cần chuẩn bị đạo cụ khi có thể như đóng vai bác sĩ khám bệnh, cần có các đồ chơi dụng cụ y tế, hay người bán hàng rau quả,...


Bố mẹ cần dành thời gian chơi với con, vừa làm phong phú cuộc sống của bé vừa giúp rèn luyện năng lực trí tuệ để giúp bé thông minh hơn, phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ.

Thứ tư, hãy tạo cho con một câu lạc bộ sách để con và các bạn cùng đọc và giao lưu


Thứ tư, hãy tạo cho con một câu lạc bộ sách để con và các bạn cùng đọc và giao lưu

Nếu bạn có thời gian và sẵn sàng tổ chức, hãy bắt đầu một câu lạc bộ sách giúp xây dựng thói quen đọc sách cho bé, dành cho phụ huynh và trẻ em với các gia đình khác trong khu phố hoặc trường học của bé. Một câu lạc bộ lý tưởng là khoảng từ 8 đến 16 thành viên - theo cách này, sẽ luôn có đủ số người cho dù có vài người không tham gia được, và nó cũng không quá đông khiến cuộc thảo luận khó khăn. Tập hợp các thành viên và cùng suy nghĩ về những gì các bạn muốn đọc.


Bạn lên lịch cho câu lạc bộ sách sinh hoạt đọc sách cùng nhau. Câu lạc bộ bầu ra một người sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc họp sắp tới, gửi văn bản nhắc nhở hoặc email, và danh sách những cuốn sách mới cho tất cả mọi người cùng đọc và thảo luận sách. Hoặc có thể thay các cuộc họp câu lạc bộ thành các bữa tiệc với các trò chơi, thức ăn và các cuộc thi liên quan đến đọc sách để giúp bé càng hào hứng tham gia đọc sách.

Thứ năm, hướng dẫn con viết thư cho tác giả quyển sách con thích

Thứ năm, hướng dẫn con viết thư cho tác giả quyển sách con thích

Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu về cuộc sống, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời tri thức mới. Có những cuốn sách đã trở thành kim chỉ nam soi sáng trên con đường chúng ta đi, hoặc đơn giản chỉ là lưu giữ những kỉ niệm bồi đắp cho tâm hồn. Những quyển sách cho bé sẽ giúp các bé đi vào những chân trời mới và những chân trời ấy sẽ giúp cho tâm hồn các bé phong phú, mở mang trí tuệ để bé thông minh hơn, các bé có thể lớn lên, trưởng thành và bay bổng trên đôi cánh của trí tuệ.  


Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bé thơ cũng vậy, các bé luôn đam mê đọc sách, thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho các bé rất nhiều ấn tượng. Vì vậy phụ huynh nên khuyến khích các bé viết ra những cảm nhận, cảm xúc của mình gửi tới tác giả của cuốn sách các bé vừa đọc để thành công nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho bé nhé!
 

Thứ sáu, thiết kế một giá sách nhỏ dành tặng cho bé

Thứ sáu, thiết kế một giá sách nhỏ dành tặng cho bé

Mặc dù hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, bé được tiếp xúc với sách điện tử, phim ảnh,... nhưng có lẽ, sự đồng hành lâu dài và bền vững với con yêu vẫn là những trang sách giấy. Hãy tạo niềm yêu thích đọc sách, khám phá thế giới và những bài học từ cuộc sống bằng việc đọc sách cho bé.


Bên cạnh đó, khi bé đi học, số lượng sách vở sẽ ngày càng nhiều hơn, thật hữu ích và ý nghĩa khi bạn tự tay làm cho thiên thần nhỏ của mình một không gian đọc sách cho bé cất trữ những cuốn sách hay. Tủ sách của trẻ cần có ít nhất 3 thể loại để tạo sự phong phú của bé trong nhận thức xã hội và giúp bé thông minh hơn. Một số thể loại sách như: truyện cổ tích, sách khoa học kĩ thuật, sách khoa học tự nhiên, sách tô màu - vẽ hình, sách hát, thơ, truyện tự sự,...Để chọn cho con những cuốn sách phù hợp, bố mẹ cũng có thể xem thêm Cách chọn sách cho bé thông minh, sáng tạo

Thứ bảy, tặng quà ý nghĩa khi trẻ hoàn thành việc đọc hằng ngày của mình

Thứ bảy, tặng quà ý nghĩa khi trẻ hoàn thành việc đọc hằng ngày của mình

Đừng quên ý tưởng tặng sách cho bé như là món quà, phần thưởng trong các dịp sinh nhật, hoặc trong các dịp lễ. Bạn rất dễ tìm được nhiều tựa sách hay với giá thành vừa phải để lựa chọn làm quà tặng cho bé. Món quà là những cuốn sách cho bé sẽ trở nên quý giá và vô cùng ý nghĩa.


Trên đây là những mẹo giúp nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho bé từ nhỏ. Ngoài ra, bố mẹ có thể xem thêm Mách Mẹ Cách Giúp Trẻ Phát Triển Trí Não để có thể giúp con phát triển toàn diện nhé!