MyFeed Personalized Content
Bài viết
Add this post to favorites

Mang thai tuần 4

Bạn đã mang thai được 1 tháng rồi, có rất nhiều điều đang xảy ra bên trong cơ thể bạn đấy

3 min để đọc Sep 20, 2021

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

Em bé của bạn đang dần thành hình rồi đấy. Tuần 4 là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của phôi thai: máu và hình dạng tổng thể của nhiều cơ quan nội tạng đang dần hình thành. Cuối tuần 4, thai nhi có chiều dài 4-6mm (khoảng bằng kích thước hạt đậu lăng), tuần hoàn thai - nhau thai đã hình thành. Bạn biết không: cân nặng của con lúc này đã tăng gấp 10.000 lần so với lúc mới thụ thai đấy.

THAY ĐỔI CƠ THỂ CỦA BÀ BẦU

Đã 6 tuần kể từ kỳ kinh cuối cùng của bạn, bạn đang ở tuần thứ 4 của thai kỳ. Bên trong cơ thể bạn, các hormones đang được tiết ra để giúp hình thành nhau thai, thông qua nhau thai, trẻ sẽ nhận được oxy và dưỡng chất từ mẹ truyền sang. Chính các hormones này là nguyên nhân khiến bạn không có kinh trong suốt thai kỳ. Nhau thai cũng góp phần bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn hoặc các chất ô nhiễm. Đây là thời điểm mà cả mẹ và bố nên bỏ thuốc lá (nếu vẫn còn hút) để đảm bảo sự phát triển an toàn, khỏe mạnh cho thai nhi.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU

Hãy bắt đầu xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh bằng việc chú trọng lựa chọn những thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng; đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn để tránh ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và con. Luôn rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn, rửa sạch thật kỹ rau củ quả trước khi chế biến, với các loại thịt cá nên nấu chín kỹ, không nên ăn các món ăn tái hoặc sống. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn thức ăn thừa được hâm đi hâm lại nhiều lần vì chúng dễ ẩn chứa vi khuẩn; gia đình cũng nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để đảm bảo thực phẩm không bị nhiễm khuẩn chéo nhé.

LƯU Ý:

Có nên bổ sung vitamin và khoáng chất khi mang thai không?

Mẹ bầu có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhiều so với phụ nữ bình thường, đặc biệt là đạm, sắt, kẽm, các loại axit béo không no (DHA), axit folic...Vì vậy, việc bổ sung vitamin và khoáng chất là hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng để được kê đơn với liều lượng phù hợp, an toàn cho mẹ và con. Vì một số dưỡng chất như vitamin A, D, Selen...nếu bổ sung dư có thể gây hại cho thai nhi đấy.

À, mà bạn đã đi khám thai lần đầu chưa? Đây là thời điểm thích hợp để đến gặp bác sĩ đấy. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu và lên lịch siêu âm cho bạn.