MyFeed Personalized Content
Bài viết
Add this post to favorites

Mang thai tuần 32

Lúc này, trẻ vẫn còn vài tuần để phát triển hoàn thiện nhưng nhìn chung, con đã sẵn sàng để gặp mẹ rồi đấy.

2 min để đọc Sep 28, 2021

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

Hệ xương của thai nhi đã hoàn thiện gần như 100%, móng tay và móng chân cũng đã hoàn thiện. Làn da của trẻ sẽ bớt đỏ và dần trở nên hồng hào. Hiện tại, tuyến thượng thận của trẻ to, tiết ra các hormones giúp trưởng thành các cơ quan như phổi và kích thích chuyển dạ khi con sẵn sàng chào đời. Sau khi trẻ được sinh ra, tuyến thượng thận của trẻ sẽ trở về kích thước bình thường.

THAY ĐỔI CƠ THỂ CỦA BÀ BẦU

Ở những tuần cuối của thai kỳ, do thay đổi nội tiết tố, hệ tiêu hóa của bạn có thể làm việc chậm lại khiến bạn dễ bị khó tiêu, đầy hơi hoặc táo bón. Vì vậy, hãy duy trì uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ...để bổ sung chất xơ cho cơ thể nhé. Từ thời điểm này trở đi, lịch khám thai sẽ là mỗi 2 tuần để đảm bảo mẹ và bé đều đang khỏe mạnh.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU

Nhiều mẹ bắt đầu kiêng khem vì sợ ăn phải những thực phẩm không phù hợp sẽ khiến trẻ bị dị ứng khi chào đời. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi không bị dị ứng bởi những thực phẩm mà mẹ ăn. Do đó, hãy duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các nhóm thực phẩm nhé.

LƯU Ý:

Đây là thời điểm thích hợp để bạn chuẩn bị "hành trang" đi sinh và lên danh sách cần chuẩn bị cho quá trình sinh nở đấy. Hãy viết ra thật chi tiết những mong muốn của bạn, đảm bảo chồng và mọi người trong gia đình đều nắm rõ để trao đổi với bác sĩ và nhân viên y tế khi đi sinh nhé.