MyFeed Personalized Content
Bài viết
Add this post to favorites

Cách "ứng phó" với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Hãy xem ngay những gợi ý để giúp con vượt qua tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, mẹ nhé!

2 min để đọc Nov 4, 2021

Những gợi ý

1. Hệ tiêu hóa (GI) chưa trưởng thành dễ gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thoáng qua bao gồm đau do co thắt, trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), tiêu chảy và táo bón.  

2. Hãy kiểm tra tình trạng phân của con thường xuyên, nếu trẻ đi tiêu phân lỏng (nhiều nước) nhiều lần thì đó là dấu hiệu của trẻ bị tiêu chảy, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay! 

3. Hãy rửa tay thường xuyên và đảm bảo vệ sinh cho trẻ để phòng ngừa việc lây nhiễm. 

4. Hãy giúp trẻ bù nước sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng với 100-200ml nước hoặc sữa; chú ý, không ngưng việc nuôi con bằng sữa mẹ. 

5. Tránh các thức uống có đường. Không nên cho trẻ dưới 3 tuổi uống các loại đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo. 

6. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, nếu nước tiểu có màu sậm, khai nồng thì đây là dấu hiệu của tình trạng mất nước. 

7. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cho trẻ sử dụng các loại nước điện giải, liều lượng theo cân nặng của trẻ để giúp bù nước. 

8. Chỉ sử dụng thuốc tiêu chảy cho trẻ theo đơn của bác sĩ. 

9. Chăm sóc và quan sát trẻ ở nhà trong suốt thời gian bị ốm và duy trì đến 48 giờ sau lần tiêu chảy cuối cùng nhằm theo dõi diễn tiến của bệnh. 

10. Nếu trẻ không đi tiêu ít nhất 3 lần một tuần, hoặc khi đi tiêu phân khô cứng, nhỏ và làm trẻ phải rặn mạnh thì có khả năng trẻ bị táo bón. 

11. Hãy cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc và nước ép trái cây pha loãng. 

12. Bổ sung thêm nhiều rau, củ quả, chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ. 

13. Khuyến khích trẻ vận động để kích thích nhu động ruột, giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn. 

14. Bạn có thể áp dụng cách mát-xa bụng nhẹ nhàng cho trẻ, xoa theo chiều kim đồng hồ vòng quanh rốn của con, sau khi trẻ tắm xong để giúp con đi tiêu. 

15. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc trị táo bón cho trẻ nếu không có chỉ định từ bác sĩ.