MyFeed Personalized Content
Bài viết
Add this post to favorites

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Tôi mang thai 5 tháng và lần khám định kỳ gần đây huyết áp đo được là 14/9. Bác sỹ kết luận tôi bị cao huyết áp thai kỳ, bệnh lý này có nguy hiểm cho tôi và thai nhi không?

4 min để đọc Oct 13, 2015

Chứng cao huyết áp trong thai kỳ hay tăng huyết áp khi mang thai cần phải được theo dõi cẩn thận. Với một chế độ ăn uống nghiêm ngặt và kiểm tra sức khỏe thường xuyên , bạn sẽ có thể  tránh các biến chứng. Hãy lưu ý 10 điểm sau:

Có một số hình thức của cao huyết áp trong thai kỳ:

Phụ nữ có tiền sử bị huyết áp cao, hoặc đang bị huyết áp cao, đồng thời tăng huyết áp trong thời gian mang thai.

Huyết áp có thể cao trong mỗi thời kỳ mang thai và trở lại bình thường sau đó.

Huyết áp cao thể hiện trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ (thường vào tháng thứ năm hoặc thứ sáu ).Hình thức này rất có thể dẫn đến biến chứng .

Chứng cao huyết áp khi mang thai có thể được xác định bằng cách đo huyết áp trong khi bạn đang nghỉ ngơi. Nếu được chẩn đoán sớm và theo dõi cẩn thận thì cả mẹ và bé có thể không có nhiều nguy cơ. Trong nhiều trường hợp,  bác sĩ có thể sắp xếp lịch thăm khám thêm để kiểm soát tình hình tốt hơn, bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm, lấy máu và một số kiểm tra xét nghiệm cần thiết khác.

Những triệu chứng của bệnh  tăng huyết áp có thể là: phù, nhức đầu , chóng mặt, giảm thị lực, ù tai , tăng cân nhiều đột ngột. Tuy vậy hầu hết các trường hợp, chứng tăng huyết áp khi mang thai đều không được chú ý phát hiện qua các triệu chứng.

Cao huyết áp trong thai kỳ thường ảnh hưởng nhiều nhất với thai phụ trẻ trong lần mang thai đầu tiên hoặc trong quá trình mang thai sinh đôi . Ngoài ra những yếu tố khác có thể dẫn đến  nguy cơ mắc bệnh lý này là: béo phì, có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị cao huyết áp , tiểu đường, vv

Những rủi ro cho em bé khi mẹ mắc chứng cao huyết áp khi mang thai có thể là: bé bị đau mãn tính trong suốt thai kỳ, chậm phát triển , nhẹ cân , sinh non. Tuy nhiên, khi được điều trị cẩn thận, nguy cơ tăng huyết áp có thể được giảm đáng kể.

Rủi ro cho các bà mẹ đang có bệnh thận hoặc suy gan và đột quỵ. Nếu các mức độ protein trong nước tiểu tăng cùng với sự xuất hiện đột ngột của phù chân, tăng huyết áp thì đó là những dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng hơn gọi là tiền sản giật hay nhiễm độc thai nghén. Tiền sản giật là hiện tượng co giật động kinh có thể dẫn đến tình trạng hôn mê ở thai phụ.  Hiện tượng này là may mắn rất hiếm xảy ra nếu như chứng tăng huyết áp được theo dõi sát sao

Cao huyết áp trong thai kỳ cũng có thể khiến bác sĩ khuyến nghị chọn sinh mổ.

Để ngăn ngừa biến chứng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của bạn , hạn chế tiêu thụ các chất béo và đường . Nếu bạn đang thừa cân , đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ của bạn hoặc tham khảo ý kiến ​​chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn. Bạn cũng nên cố gắng uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày ( không ga ).

Nên nghỉ ngơi!

Đừng lo lắng! Cao huyết áp trong thai kỳ là một hiện tượng phổ biến trong y khoa . Nếu bạn làm theo lời khuyên của bác sĩ  bạn có thể hoàn toàn vượt qua hành trình mang thai mà không phải lo lắng!