MyFeed Personalized Content
Bài viết
Add this post to favorites

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 04

Giai đoạn mang thai sẽ có thật nhiều điều đáng nhớ xảy ra, nhưng chắc chắn cảm giác lần đầu tiên bé yêu động đậy trong bụng mẹ chính là điều đặc biệt thiêng liêng nhất. Ở tháng thứ 4 của thai kỳ, bé bắt đầu phát triển toàn diện nên sẽ cần nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn.

4 min để đọc Dec 2, 2019

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 04

Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 4

Em bé của bạn có vẻ hoạt động nhiều hơn và mẹ cũng sẽ cảm nhận được sự chuyển động của bé đó. Ban đầu, những cảm giác này xuất hiện nhẹ nhàng giống như có cánh bướm hay trái bong bóng trong bụng vậy, nên mẹ khó nhận ra được. Bé yêu bây giờ đã có thể mở miệng và thậm chí bắt đầu học nếm vị của nước ối.

 

Các giác quan của thiên thần nhỏ vẫn đang phát triển:

 

  • Võng mạc đang hình thành. Bé hình thành xúc giác nhờ vào các “tiểu thể xúc giác”, là những vùng nhạy cảm rất nhỏ trên da.
  • Phải thêm vài tuần nữa cho đến khi hệ thần kinh của bé “trưởng thành”, nhận thức về xúc giác sẽ xuất hiện.
  • Khứu giác của bé cũng đang phát triển từng chút một, nhưng cho đến tháng thứ 7, em bé mới cảm nhận được mùi.
  • Bé cũng học cách phát triển vị giác nhờ vào vị nước ối được thay đổi qua thực phẩm mà mẹ tiêu thụ.
  • Sau đó, thính giác của bé bắt đầu hoạt động từ tuần thứ 15 trở đi. Bé sẽ nghe được nhịp tim, âm thanh phát ra từ dạ dày và đặc biệt là giọng nói của bạn thông qua nước ối. Lúc này, mẹ có thể trò chuyện với bé rồi đó.

Để khỏa lấp cơn thèm ngọt, mẹ bầu chọn ăn trái cây tươi hoặc khô, sữa và sữa chua tự nhiên

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 4

Bây giờ, tình trạng ốm nghén đã qua đi. Cảm giác thèm ăn sẽ bắt đầu tìm đến mẹ khiến cân nặng tăng lên. Mức tăng cân trung bình lý tưởng ở  giai đoạn này rơi vào 300-350g/tuần. Thực tế, số cân tăng lên phụ thuộc vào tình trạng cơ thể, sự trao đổi chất của mẹ… nên mẽ hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ nhé.

 

Mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng sau:

 

Chất dinh dưỡng

Công dụng

Thực phẩm

I-ốt

Trong tháng thứ 4, mẹ bầu cần đảm bảo nạp đủ lượng i-ốt trong chế độ dinh dưỡng. Cơ thể cần i-ốt để sản xuất ra hóc-môn tuyến giáp, chuyển hóa chất giúp phát triển hệ thống thần kinh ở bào thai.

Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá mặn sẽ gây hại đến sức khỏe. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có lời khuyên chi tiết.

 

Hải sản, sữa, phô mai, sữa chua và muối ăn.

Canxi

Ở giai đoạn này, mẹ cần bổ sung đủ canxi vì bé đang trong giai đoạn phát triển xương.

Giá trị dinh dưỡng trong sữa có hàm lượng canxi cao sẽ giúp xương của bé chắc khỏe.

 

Chất xơ

Khi bào thai lớn lên, mẹ bầu sẽ dễ có nguy cơ bị táo bón do thai nhi đè lên ruột khiến chuyển động trong ruột bị chậm lại. Mẹ bầu nên tích cực thêm vào chế độ dinh dưỡng các thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước mỗi ngày nhé.

Rau xanh, chuối, đu đủ, khoai lang.

 

Lưu ý chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 4

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể sẽ thấy thèm ngọt không thể cưỡng lại là do sự thay đổi trong hóc-môn. Dẫu biết ăn nhiều đồ ngọt không hề tốt cho thai nhi, nhưng mẹ cảm luôn cảm thấy thèm thuồng đến bứt rứt. Vậy phải làm sao? Để khỏa lấp cơn thèm ngọt, mẹ hãy tích cực ăn trái cây tươi hoặc khô, món tráng miệng làm từ sữa (không phải kem) và sữa chua tự nhiên thay vì chọn nhấm nháp bánh ngọt, đồ ăn nhiều béo…không chứa giá trị dinh dưỡng mà con gây hại đến sức khỏe.

 

Thiên thần nhỏ vẫn đang nằm trong túi ối của mẹ cùng với sự phát triển của các cơ quan. Đến kỳ siêu âm lần 2 cho tháng tới, ba mẹ sẽ khám phá ra giới tính của bé nhà mình rồi đó ạ!

Ngoài ra, mẹ có thể xem thêm các bài viết bổ ích về dinh dưỡng cho mẹ bầu: 

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 03

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 05

Bổ sung đạm trong dinh dưỡng thai kỳ

Nguồn: FMC tổng hợp

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 04