MyFeed Personalized Content
Bài viết
Add this post to favorites

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 01

Mang thai tháng đầu tiên, chắc hẳn nhiều mẹ không khỏi hồi hộp và lo lắng. Mẹ yên tâm, với chế độ dinh dưỡng dưới đây, mẹ sẽ khởi đầu hành trình thai kỳ thật suôn sẻ.

4 min để đọc Dec 2, 2019

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 01

Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên

Bé con tương lai của mẹ giờ chỉ như một dấu phẩy nhỏ xíu với cái đầu và phần gốc của 4 chi. Hình dạng của thai nhi lúc này như một chiếc đĩa hình bầu dục và có ba lớp tế bào sẽ tạo các cấu trúc cơ quan khác nhau sau này, gồm có:

  • Lớp nội tiết bên trong sẽ dẫn đến các cơ quan tiêu hóa, gan, tuyến tụy và đường hô hấp.
  • Lớp giữa sẽ dẫn đến xương, tim, mạch máu và bộ phận sinh dục.
  • Lớp ngoài sẽ dẫn đến hệ thần kinh, các cơ quan cảm giác, da, tóc và móng của bé.
  • Một vệt nhỏ như vết sưng hình thành ở giữa sẽ phát triển thành đầu. Từ cuối tuần 3 trở đi, trái tim bé nhỏ sẽ bắt đầu đập dưới dạng ống tim.

Mọi thứ đã sẵn sàng cho quá trình hình thành các cơ quan nội tạng khác nhau và lưu thông máu. Giai đoạn phát triển quan trọng này sẽ diễn ra trong tuần thứ tư.

Mẹ bầu cần bổ sung axit folic (vitamin B9) vào chế độ dinh dưỡng của mình để tránh nguy cơ sinh non, dị tật thai nhi

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng đầu tiên

Các cơ quan nội tạng của bé sẽ dần lộ diện từ tuần thứ tư nên ngay thời điểm này mẹ phải thật cẩn trọng với những gì mình ăn. Lúc này, mẹ bầu cần bổ sung axit folic (vitamin B9) vào chế độ dinh dưỡng của mình để tránh nguy cơ sinh non, dị tật thai nhi.

 

Bên cạnh đó, để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như Listeriosis hay Toxoplasma, mẹ nên “ăn chín uống sôi”, tránh ăn những loại thực phẩm như cá sống, cá biển và các chế phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng. Tất cả các loại rau củ quả đều phải được rửa kỹ, thịt cũng cần được chế biến trước khi ăn (không nên ăn bít tết còn sống và Carpaccio). Tủ lạnh cũng nên được vệ sinh thường xuyên để hạn chế vi khuẩn sinh sôi và đừng quên rửa tay trước khi ăn, mẹ nhé. Tốt hơn, mẹ nên tham vấn bác sĩ để biết thêm những biện pháp phòng ngừa cần thiết khác.

 

Mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng sau:

Chất dinh dưỡng

Công dụng

Thực phẩm

Axit Folic (vitamin B9)

Hình thành tế bào máu trong cơ thể

trứng, đậu, khoai tây và các loại rau có màu xanh lá đậm.

 

Sắt

Vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến các bộ phận còn lại trong cơ thể.

Ngăn chặn mệt mỏi, chóng mặt, nguy cơ sảy thai, sinh non....

Thịt đỏ, hải sản các loại đậu, bông cải xanh...

Đạm

Tăng cường sức khoẻ

Trứng, sữa, cá, bơ, chuối, ngũ cốc...

 

Nếu mẹ đã có một chế độ dinh dưỡng cân bằng thì lượng vitamin và khoáng chất trong cơ thể đã đủ và không cần dùng thêm thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các viên uống bổ sung nếu mẹ có dấu hiệu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì thế, mẹ không nên tự ý sử dụng các thực phẩm chức năng trong mọi trường hợp nhé.

 

Đã 4 tuần kể từ khi mẹ biết tin có thai, phôi thai lúc này dài khoảng 11mm và trông gần giống như một em bé thu nhỏ. Có lẽ điều mẹ quan tâm lúc bấy giờ là trong 8 tháng tới, mẹ sẽ hạ sinh một thiên thần nhỏ đáng yêu vô cùng.

Xem thêm các bài viết bổ ích về dinh dưỡng cho mẹ bầu: 

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 02

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 03

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 04

 

Nguồn: FMC tổng hợp

Dinh dưỡng thai kỳ tháng 01