Mang thai tháng thứ hai và Những điều mẹ cần biết
Kỳ kinh cuối cùng của tôi rơi vào khoảng 7-10 tuần trước, vậy là tôi đã có thai được 5-8 tuần rồi. Không còn nghi ngờ gì nữa: Tôi sắp làm mẹ! thật nóng lòng báo tin tuyệt vời này đến tất cả mọi người
Con đang phát triển thế nào trong bụng mẹ?
Ở tháng thứ 2 của thai kỳ khuôn mặt của thai nhi đã dần được hình thành: Đôi mắt, tai, mũi và miệng xuất hiện, tiếp theo là lưỡi và thậm chí cả nướu răng. Đầu của bé cũng được hình thành và nặng hơn hai lần khối lượng cơ thể. Đây là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của các giác quan của bé: Từ cuối tuần thứ bảy trở đi, các dây thần kinh quang học đã có khả năng nhận biết sự thay đổi mức độ ánh sáng .
Tất cả các bộ phận bên trong cơ thể của thai nhi đã dần hình thành, một số còn nhỏ, và một số khác thì lớn hơn đáng kể. Não, phổi và đường tiêu hóa của bé đang phát triển với tốc độ lớn. Tim thai cũng phát triển và mạch đập rõ hơn, gan cũng đang dần chiếm nhiều không gian hơn.
Cơ thể nhỏ bé đang thay đổi nhanh chóng : Cột sống được hình thành, cánh tay và chân dài thêm, khuỷu tay xuất hiện , ngón tay và ngón chân đang dần tách ra ... bé nhìn đã gần giống một con người tí hon!
Các mô cơ của thai nhi cũng dần xuất hiện và dịch chuyển một cách vô thức, những dịch chuyển này có thể thấy trong lần kiểm tra siêu âm đầu tiên ( thường diễn ra giữa tuần thứ 9 và tuần thứ 11 của thai kỳ). Tuy vậy bạn còn phải kiên nhẫn một chút trước khi cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé!
Duy trì thói quen ăn uống tốt của mẹ
Giai đoạn này của thai kỳ nhiều bà mẹ tương lai có thể thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn, hay còn gọi là ốm nghén. Bên cạnh đó, để giảm cảm giác khó chịu, bạn nên tránh những thực phẩm giàu chất béo và chia nhỏ các bữa ăn, xen kẽ một hoặc hai bữa ăn nhẹ nhỏ giữa ba bữa chính.
Tình trạng nôn lặp lại và kéo dài có thể dẫn đến giảm cân nhẹ. Đừng quá lo lắng nếu bạn vẫn có thể kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, bạn cũng có thể khám bác sĩ để được tư vấn về mức độ và tình trạng ốm nghén của mình.
Để tránh mệt mỏi và khó chịu, tuyệt đối không nên bỏ bữa ăn sáng, sẽ khiến tăng cảm giác cồn cào và dễ bị hạ đường huyết. Điều bạn cần nhất lúc này là một chế độ dinh dưỡng phong phú và cân bằng dưỡng chất.
Bạn cần để tâm bổ sung đầy đủ các thực phẩm có chứa carbohydrate (bánh mì, khoai tây , ngũ cốc , các loại đậu , vv)
Cung cấp nước cho cơ thể: 1,5 lít nước một ngày (hoặc nhiều hơn trong mùa hè! ). Nước là một thành phần thiết yếu của máu, lượng máu lưu thông trong cơ thể mẹ đã tăng lên rất nhiều kể từ khi bắt đầu mang thai để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé thông qua trao đổi chất giữa thai nhi và nhau thai.
Nước cũng góp phần hỗ trợ hoạt động tốt của thận, giúp bài tiết chất thải của cả mẹ và bé.
Bạn cần tránh tất cả các loại đồ uống có cồn, có đường và có ga có đường đồng thời hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có chứa caffeine như cà phê và trà.
Bữa ăn nhẹ lý tưởng cho mẹ
Giai đoạn này, một bữa ăn nhẹ lý tưởng của mẹ có thể bao gồm ngũ cốc, sản phẩm từ sữa và đồ uống.
Bạn hãy thử 1 trái táo, 1 lát bánh mỳ đen hay nguyên hạt cùng với 1 tách trà sữa. Hoặc bạn cũng có thể chuẩn bị một bữa ăn nhẹ tại nhà như phô mai trắng, một miếng trái cây màu đỏ, và bánh quy lạt giòn kèm với trà thảo mộc. Nếu bạn thích các món ăn vị đậm đà bạn có thể kết hợp 1 lát bánh mì nguyên hạt, củ cải đường, và một lát giăm bông.
Tránh ăn bánh ngọt và các loại thực phẩm rất béo hoặc có đường khác .
Bữa ăn nhẹ của bạn cũng sẽ giúp cân bằng chế độ ăn uống của bạn bằng cách cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng bạn đang thiếu: 1 khối sô cô la đen sẽ giúp bổ sung magiê, hoặc 1 trái quýt đường có thể cung cấp thêm vitamin C cho bạn.
Ngón tay và ngón chân của bé bây giờ đã hình thành nên hình dáng cuối cùng và phát triển một đặc tính phân biệt với loài khỉ : đó là có khả năng chạm đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ Bạn sẽ nóng lòng muốn nhìn thấy sự phát triển của bé trong lần siêu âm tới.