Dưỡng chất vàng 1

Chất đạm (Protein) - dưỡng chất vàng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng

Article
Jun 6, 2019
5 min

Việc đảm bảo con trẻ có chế độ ăn uống cân bằng là một phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển của chúng. Một thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống cần cung cấp đúng và đủ hàng ngày là chất đạm (protein). Vậy thì mẹ có biết con mình cần bao nhiêu chất đạm mỗi ngày chưa? Chất đạm có vai trò gì đối với sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ? Chất đạm có trong những thực phẩm nào tốt cho sự tăng trưởng của trẻ?

Các mẹ nên biết chất đạm là dưỡng chất vàng giúp trẻ phát triển thể chất và tăng sức đề kháng cơ thể.

Đạm đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng

Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ những kiến thức cần thiết về chất đạm – một dưỡng chất vàng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

1. Chất đạm có vai trò gì đối với sự phát triển của trẻ?

Đạm là chất căn bản của sự sống trong mọi tế bào, là thành phần của các mô cấu tạo và bảo vệ cơ thể cũng như tế bào ở các cơ quan chính, vì vậy đạm ảnh hưởng đến mọi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ theo nhiều cách khác nhau.

Nói một cách tổng quát, đạm giúp cấu tạo các mô tế bào mới, giúp bé phát triển thể chất, từ cơ bắp, xương, đến cơ quan nội tạng. Đạm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra các kháng thể cần thiết giúp duy trì và tăng cường sức đề kháng còn non yếu của trẻ. Chất đạm cũng góp phần quan trọng trong việc xây dựng bộ não vốn rất mạnh trong những năm đầu đời của trẻ.

Đạm giúp xây dựng các thành phần của hệ miễn dịch, duy trì và tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Sữa là thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, canxi, vitamin D, vitamin A

Nếu cơ thể bị thiếu chất đạm, hệ miễn dịch của trẻ sẽ yếu kém dẫn đến hậu quả là trẻ thiếu sức đề kháng, và thường hay bị ốm, bệnh. Thiếu chất đạm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của não bộ trẻ.


Tuy nhiên nếu mẹ bổ sung đạm (protein) cho trẻ quá nhiều, trẻ sẽ có vấn đề về tiêu hóa do chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi. Thức ăn trẻ hấp thu sẽ khó tiêu hóa, dẫn tới táo bón, chán ăn. Vì vậy, là một người mẹ thông thái, mẹ cần biết được nhu cầu đạm con mình cần để biết cách bổ sung cho hợp lý.

2. Nhu cầu đạm cần thiết cho trẻ theo từng độ tuổi

Nhu cầu đạm của trẻ ở các giai đoạn sẽ khác nhau. Mẹ cần điều chỉnh hàm lượng đạm trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo trẻ hấp thu đầy đủ, không thiếu, không thừa.

Ví dụ, trẻ 3-5 tuổi cần khoảng 25g đạm/ngày (Theo Viện Dinh Dưỡng Việt Nam). Vậy khẩu phần trẻ ăn trung bình trong ngày cần ít nhất 17g từ thịt, cá, trứng, sữa (70% từ nguồn động vật). Tương ứng với khoảng 30g thịt nạc (6g đạm) + 1 quả trứng cỡ vừa (6g đạm) + 2 ly sữa.

Để đo nhu cầu đạm của trẻ, Viện Dinh Dưỡng Việt Nam đưa ra 2 đơn vị: g/kg trọng lượng cơ thể/ngày hoặc g/ngày:

Thiếu đạm, hệ miễn dịch của trẻ sẽ suy yếu, trẻ thiếu sức đề kháng và thường hay ốm vặt.

*Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho chất đạm; NPU là hệ số sử dụng protein. (Nguồn: Viện Dinh Dưỡng Việt Nam)

Lưu ý, lượng chất đạm bé cần nên được chia đều cho mỗi bữa ăn trong ngày và nên ăn đa dạng các nguồn chất đạm để thay đổi khẩu vị và cung cấp lượng đủ các vitamin và khoáng chất khác.

Để trẻ hấp thu đầy đủ, lượng chất đạm nên được chia đều cho mỗi bữa ăn trong ngày.

Lượng chất đạm của bé nên được chia đều cho mỗi bữa ăn trong ngày. (Ảnh minh họa)

3. Chất đạm có ở đâu và chất đạm có trong những thực phẩm nào?

Chất đạm có ở đâu? Nguồn đạm tự nhiên mẹ có thể bổ sung cho bé, được chia làm 2 loại chính:

+ Đạm thực vật: có trong các loại đỗ, đậu nành, bơ thực vật, các loại hạt (hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều), ngũ cốc nguyên hạt.

+ Đạm động vật: có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa. Đây là loại chất đạm ưu việt hơn đạm thực vật vì đạm động vật có nhiều loại axit amin thiết yếu, là những loại axit amin bắt buộc phải cung cấp qua khẩu phần ăn, cơ thể không tự tổng hợp được.

Chất đạm có trong thực phẩm nào? Có thể thấy đạm có mặt đa dạng ở nhiều loại thực phẩm, thức ăn hàng ngày của trẻ. Vì vậy mẹ không nên quá lo lắng đến việc trẻ bị thiếu chất đạm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn đa dạng các nguồn chất đạm và chia đều cho các bữa ăn hàng ngày để trẻ nạp được chất đạm một cách tối ưu nhất.

Dưỡng chất vàng 1