MyFeed Personalized Content
Bé từ 12 - 24 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Làm gì khi bé kén ăn và biếng ăn?

Mỗi bữa ăn với con cứ như một cuộc chiến. Con từ chối không chịu thử tất cả mọi thứ mẹ chuẩn bị. Điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của con không? Mẹ nên làm thế nào?

6 min để đọc Oct 15, 2015

Hãy yên tâm, không có cha mẹ nào chưa từng trải qua chuyện này: bạn kỳ công chuẩn bị một bữa ăn ngon với đầy yêu thương và bé con cứ nhất quyết một mực không ăn!
Bạn cảm thấy thất vọng, điều này cũng là bình thường với tâm trạng mong con ăn ngoan mau lớn, bạn sẽ ghét phải nghe những từ “ không ăn”, “ không thích” hay “ư!”  từ bé. Thêm vào đó, bạn cảm thấy tội lỗi ( mẹ không phải là một đầu bếp giỏi, mẹ không làm được.. vv.)
 
Bí mật lớn để vượt qua giai đoạn này là giữ sự bình tĩnh nhất có thể để tách bạch giữa tình yêu với giáo dục, và cho ăn với tình cảm. Tất nhiên nói bao giờ cũng dễ hơn thực hiện, hướng dẫn của chúng tôi sẽ giúp bạn, mặc dù bạn nên an tâm rằng: một đứa trẻ sẽ không bao giờ để cho mình chết vì đói!


Bé thích nói không -  điều này có nghĩa gì ?

Khoảng 18-24 tháng tuổi, con bạn sẽ bắt đầu hình thành và khẳng định tính cách. Nếu bé nhận ra rằng từ “không” có thể khiến mẹ rối trí, bé có thể tận dụng mọi cơ hội thử cách này để khiến bạn nhận ra bé có khả năng chống lại uy quyền của bạn. Đây là khởi đầu của giai đoạn “ không”, một giai đoạn chống đối rất thông thường trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Thêm vào đó, bước ngoặt này cũng báo hiệu rằng bé đã có rất nhiều việc hứng thú khác để làm ngoài việc ăn.  Bé còn mải mê khám phá bao nhiêu là thứ, còn bao nhiêu nơi để tới và cơ man nào là trò chơi. Việc từ chối bạn cũng vì thế thể hiện mong muốn độc lập của bé.
 


Có phải tất cả trẻ em 2 tuổi đều giống nhau ?

Khi nói chuyện với bạn bè, bạn có thể nhận ra rằng những bé 2 tuổi thường có sở thích tương tự khi nói đến thực phẩm :
• Bé bị hấp dẫn bởi vị ngọt, các thực phẩm nhiều đường hơn hết thảy.
• Bé cũng thấy ngon miệng khi ăn mì ống, gạo và khoai tây.
• Ít quan tâm đến rau .
• Bất đắc dĩ mới phải thử thức ăn mới .
 
Giai đoạn này khá phổ biến với trẻ nhỏ còn được gọi là giai đoạn "ngán sợ thực phẩm", hoặc "ăn uống kén chọn". Con bạn bác bỏ bất kỳ thực phẩm mới nào bạn chuẩn bị cho bé thông qua sự cảnh giác và sợ hãi những thức ăn lạ. Một số trẻ có biểu hiện này rõ rệt hơn các trẻ khác, và thường biến mất khi trẻ đến 6 hoặc 7 tuổi. Vì vậy hãy kiên nhẫn chờ đợi và nhớ rằng mọi người mẹ đều phải chịu đựng và trải qua giai đoạn này.
Bạn cũng dễ dàng ép bé phải ăn, nhưng sẽ sớm nhận ra đó là lựa chọn không khôn ngoan, hãy dũng cảm lên!


 
Nhận biết cảm giác ngon miệng và  khẩu vị của trẻ

Giai đoạn trẻ nói “không” cũng như chứng ngán sợ thức ăn không phải là lời giải cho mọi trường hợp bé không chịu ăn, cũng có thể bé chỉ đơn giản không cảm thấy đói vào lúc đó.
Sự thèm ăn thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Cảm thấy mệt mỏi và thậm chí đau răng cũng có thể khiến bé ít thèm ăn. Đừng lo lắng, bé sẽ ăn tất cả những thứ mà bé cần, và sức khỏe của bé sẽ không bị ảnh hưởng miễn là tốc độ phát triển của bé vẫn ổn định
 
Một khả năng khác là bé thực sự không thích các thực phẩm bạn đang  cho bé ăn, bạn có thể nhớ lại hồi xưa mình ghét ăn rau thế nào. Sau nhiều lần bé từ chối một món ăn nhất định bạn có thể giả định rằng bé không thích loại thực phẩm này. Không quan trọng, chế độ dinh dưỡng của bé về tổng thể vẫn có thể cân bằng.
Ngoài ra, đừng quên rằng đôi khi  không nhất thiết do hương vị của thực phẩm mà là kết cấu xơ có thể khiến trẻ không thích . Hãy thử sử dụng rây để loại bỏ xơ từ các loại rau củ xay nhuyễn và hạt từ các sinh tố trái cây.
 


Tôi có thể dùng chiến thuật nào để đối phó với “người kén ăn bé nhỏ” này đây?


 
Bé đã quyết định nổi loạn, ngậm chặt miệng và không chấp nhận bất cứ chiến thuật dụ dỗ nào của bạn  ( vừng ơi mở ra, máy bay tới nè, một muỗng cho mẹ nhé, ngày xưa có một cậu hoàng tử nhỏ chịu ăn hết chén súp của mình ... v.v) ! Đừng hoảng sợ, bé đã tuyên chiến nhưng bạn có nguyên tắc không đe dọa, và chắc chắn không có đàm phán. Nếu con không muốn ăn, được rồi, nhưng con sẽ không được ăn gì thêm mà chỉ uống nước thôi cho tới bữa ăn kế tiếp.
Phải thừa nhận rằng lần đầu tiên sẽ không dễ dàng gì, nhưng rồi bé sẽ nhận ra, và hiểu rằng bé nên thỏa hiệp với bạn. Một thái độ quan trọng nên áp dụng: không biến bữa ăn thành một cuộc nài nỉ dụ dỗ. Bé không ăn để làm hài lòng bạn, bé cần học được niềm vui và sự ngon miệng và trong bữa ăn để phát triển tình yêu với thực phẩm của mình.
 


Có nên ép bé ăn?


 
Tốt hơn để tránh những cuộc chiến và những màn khóc lóc. Chỉ yêu cầu bé nếm thử và khen ngợi bé vì đã làm như vậy, ngay cả khi bé không thích. Sau đó cung cấp các thực phẩm tương tự  dưới những hình thức khác nhau một vài ngày sau đó .
Một khả năng khác: hãy bàn giao nhiệm vụ cho bé ăn cho người khác. Đôi khi bé chỉ nói không với mẹ, nhưng lại rất nghe lời ba, hoặc sẵn sàng thử hay ăn các loại thực phẩm mới với người giữ trẻ. Kết quả là chế độ dinh dưỡng của bé vẫn sẽ cân bằng, và bạn có thể thư giãn với con sau khi bữa ăn kết thúc.


 
Cho bé một bữa ăn tập trung
 


Để không làm phân tâm đứa trẻ hiếu động và kén ăn này, hãy tắt truyền hình trong giờ ăn và dẹp đồ chơi ra ngoài tầm với. Hướng cho bé  tập trung vào các màu sắc, kết cấu và hương vị của bữa ăn của. " Cà rốt màu gì ? "
Thay vì chất đầy thức ăn lên đĩa, bạn hãy chia nhỏ ra thành nhiều phần, bạn cũng có thể chú trọng đến cách trình bày ngộ nghĩnh, với muỗng và đĩa sặc sỡ để cho bữa ăn của thiên thần nhỏ trở nên vui vẻ và hào hứng hơn.