Mỗi bữa ăn trở thành cực hình khi bé từ chối mọi đồ ăn mẹ đút. Chắc hẳn mẹ nào cũng không khỏi lo lắng khi thấy trẻ biếng ăn. Vậy phải làm sao? Hãy yên tâm nhé vì hầu như ba mẹ nào cũng sẽ trải qua trường hợp khi bạn dành hết công sức để nấu ăn nhưng bé lại kiên quyết không ăn dù chỉ một miếng. Bạn cảm thấy thất vọng vì phải nghe những từ “không”, “Uggh!” và “Con không muốn ăn cái đó”. Cảm giác tội lỗi vì cho rằng bạn nấu ăn dở,... chiếm lấy tâm trí. Để vượt qua sự “khủng hoảng” này, bạn nên có sự phân chia giữa “tình yêu” và sự “chỉ bảo”, giữa “thức ăn” và sự “trìu mến”. Tuy nghe có vẻ dễ hiểu nhưng khá khó để thực hiện. Nhưng đừng lo, bài viết sau sẽ hướng dẫn mẹ chi tiết nhé. Điều đầu tiên mẹ cần biết đó là “trẻ sẽ ăn khi trẻ đói”.
Vì sao trẻ biếng ăn?
Trong khoảng 18-24 tháng tuổi là độ tuổi bé con bắt đầu khẳng định sự độc lập và tính cách riêng. Nếu khi bé nhận ra rằng nói “không” sẽ làm bạn khó chịu, bé có thể sẽ tiếp tục lặp lại để chống đối lại “chỉ thị” của bạn. Đây là cột mốc bắt đầu “thời kỳ khó ở” ở trẻ, là giai đoạn bình thường trong quá trình phát triển tâm lý. Ngoài ra, giai đoạn bước ngoặt này biểu hiện rằng bé thích làm những việc khác hơn là ăn ví dụ như khám phá xung quanh. Do đó, trẻ biếng ăn cũng biểu hiện mong muốn được tự do.
Trẻ nào ở tuổi lên 2 cũng có biểu hiện tương tự phải không?
Bạn sẽ dễ bắt gặp các bé khác ở chung độ tuổi cũng sẽ có biểu hiện tương tự với thức ăn như:
- Bé bị hấp dẫn bởi đồ ngọt.
- Bé thích ăn mì ống, cơm và khoai tây.
- Trẻ biếng ăn rau củ.
- Bé tỏ ra miễn cưỡng khi thử đồ ăn mới.
Đây là biểu hiện của chứng “sợ thử thực phẩm mới”, hay “trẻ kén ăn”. Hầu như trẻ biếng ăn bất kỳ loại đồ ăn nào mới, tỏ ra cảnh giác và ngần ngại nếm thử. Có bé biểu hiện nhiều, có bé ít hơn và sẽ biến mất khi bé lên 6 hoặc 7 tuổi. Thế nên, mẹ hãy kiên nhẫn một chút và để thời làm nguôi ngoai sự khó chịu của bé nhé.
Tìm hiểu về khẩu vị của bé
Hiện tượng “sợ thử thực phẩm mới” và “thời kỳ khó ở” ở trẻ không phải là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Mà có thể bé yêu chưa thật sự đói đó mẹ.
Thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bé. Trẻ biếng ăn có thể do mệt mỏi hoặc trong giai đoạn mọc răng. Mẹ đừng lo lắng quá nhé vì bé sẽ ăn ngay khi thấy đói và sức khỏe của bé sẽ không hề bị ảnh hưởng miễn là tốc độ tăng trưởng diễn ra bình thường. Hoặc có thể bé không thực sự thích món ăn bạn nấu (giống như cảm giác bạn từng ghét rau bina vậy đó!). Trẻ biếng ăn và từ chối 1 thực phẩm nào đó sẽ giúp bạn nhận biết khẩu vị của con. Bạn không cần phải ép bé ăn món đó vì khi có một chế độ dinh dưỡng cân bằng thì bé cũng không bị thiếu hụt chất đâu mẹ. Ngoài ra, kết cấu của thực phẩm cũng là nguyên nhân làm trẻ biếng ăn đó. Mẹ hãy thử sử dụng cái rây lỗ nhỏ để loại bỏ đi những miếng thức ăn lợn cợn từ thức ăn nghiền nhuyễn hay hạt mâm xôi trong mứt nhé.
Gợi ý một số “kỹ xảo” giúp mẹ khuyến khích bé ăn
Bé con của bạn muốn được độc lập và ngậm chặt miệng. Bạn như bất lực khi thấy trẻ biếng ăn và phản kháng quyết liệt. Bạn đừng lo và hãy đề ra quy định “Nếu trẻ không ăn, cũng không sao. Bạn chỉ cần tiếp nước cho bé và chờ đến bữa ăn kế tiếp”. Đúng vậy, lần đầu tiên sẽ không hề dễ dàng. Tuy nhiên, một khi trẻ nhận ra mình bị phớt lờ, bé sẽ phải thỏa hiệp với bạn.
Bên cạnh đó, mẹ không nên cố ép khi trẻ biếng ăn, đừng biến bữa ăn thành một cuộc chiến đẫm nước mắt vì việc ăn uống thuộc về nhu cầu và khẩu vị của bé. Bạn chỉ nên khuyến khích bé nếm thử thức ăn và đừng quên khen ngợi bé ngay cả khi bé tỏ ra không thích món đó. Vài ngày sau, bạn hãy cho bé ăn cùng loại thực phẩm nhưng với cách nấu khác.
Một tip khác, mẹ hãy để người khác cho bé ăn. Đôi khi em bé chỉ muốn quấn quýt lấy bạn nên trẻ biếng ăn. Thế nên, bạn hãy nhờ ba cho trẻ ăn thử. Em bé sẽ có thiện chí để thử và ăn những thực phẩm mới, sẽ giúp bé có chế độ ăn cân bằng. Sau khi bé ăn xong, mẹ có thể tiếp tục chăm sóc bé.
Đặt ra quy định trong giờ ăn
Để trẻ tập trung trong giờ ăn, bạn hãy tắt TV và di chuyển đồ chơi ra khỏi tầm với của bé. Hãy để bé được khám phá màu sắc, kết cấu của các món ăn, “Cà rốt có màu gì?”
Bên cạnh đó, thay vì bày trí một đĩa đầy thức ăn, mẹ hãy chia ra thành nhiều phần nhỏ. Mẹ có thể sử dụng dụng cụ đựng đồ ăn có hình thú ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt sẽ giúp trẻ biếng ăn thấy thu hút và tò mò muốn ăn thử đó.
Mách nhỏ với mẹ nha: Bột ăn dặm Nestlé CERELAC với 7 hương vị dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể dùng bột ăn dặm Nestlé CERELAC để mang đến cho con thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng và đa dạng hương vị đó ạ! Ngoài ra, bột CERELAC còn bổ sung IRON+ giàu Sắt, Kẽm, Vitamin A và C giúp đáp ứng 50% nhu cầu sắt hàng ngày, thúc đẩy sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện đấy ạ!
Mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết bổ ích về chăm con khỏe:
Chọn thực phẩm ăn dặm chuẩn cho bé yêu!
Khi ăn dặm con cần dưỡng chất nào nhất?
Con ăn dặm thật ngon với bí quyết của mẹ
Nguồn: FMC tổng hợp