Cho bé ăn dặm khi nào là thắc mắc thường gặp của nhiều bố mẹ, bởi không chỉ ảnh hưởng đến quá trình làm quen với thực phẩm mới mà thời điểm ăn dặm còn ảnh hưởng đến sức khoẻ tiêu hoá của bé nữa đó. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm, bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, khó tiêu; còn nếu cho bé ăn dặm quá trễ, bé dễ gặp nguy cơ suy dinh dưỡng, lỡ mất thời điểm vàng để tập nhai.
1. Vì sao không nên cho bé ăn dặm sớm?
Hệ tiêu hóa của bé từ 4-5 tháng còn non nớt, do đó cho bé ăn dặm vào thời điểm này sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài.
- Nguy cơ rối loạn tiêu hoá
Hệ tiêu hóa và phản xạ nhai nuốt của bé trước 6 tháng tuổi chưa thật hoàn thiện để nghiền nát các loại tinh bột, hoặc những thực phẩm cứng. Vì thế, khi cho bé ăn dặm sớm, bé sẽ thường bị đầy hơi, khó tiêu và nôn trớ. Điều này dễ khiến con có ấn tượng xấu với kỉ niệm cho bé ăn dặm lần đầu, bạn sẽ khó tập cho bé ăn hơn cũng như dễ gây ra tình trạng biếng ăn về sau.
- Nguy cơ bệnh đường hô hấp
Dưới 6 tháng tuổi, đường hô hấp và đường thực quản chưa được phân tách rõ ràng. Nên khi cho bé ăn dặm vào thời điểm này, thực phẩm dễ tràn vào đường thở không chỉ khiến bé dễ sặc mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu thực phẩm đọng lại bên trong. Vì thế việc cho bé ăn dặm khi nào luôn cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho con.
- Tăng nguy cơ dị ứng
Hệ miễn dịch của bé dưới 6 tháng cũng chưa hoàn thiện mà chủ yếu dựa vào kháng thể từ sữa mẹ. Lúc này, những món ăn mới dễ bị hệ miễn dịch “nhận nhầm” là chất gây hại và phản ứng miễn dịch xảy ra, làm tăng nguy cơ dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu.
- Nguy cơ chậm lớn do thiếu dinh dưỡng
Kích thước dạ dày của bé vẫn còn nhỏ nên khi ăn dặm sớm thì bé sẽ dễ no, không còn chỗ chứa cho lượng sữa mẹ hàng ngày và dẫn đến việc lười hoặc bỏ bú mẹ. Nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ bị giảm trong khi hệ tiêu hóa vẫn chưa hấp thu hiệu quả dinh dưỡng từ thức ăn dặm dẫn đến việc: bé sẽ không nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển thể chất và trí tuệ trong giai đoạn quan trọng này.
2. Vậy nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi nào?
Theo tổ chức Y Tế Thế Giới – WHO, thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi và vẫn duy trì cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt.
Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của trẻ lúc 6 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện, khi lựa chọn thức ăn cho bé ăn dặm lần đầu tiên, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm mềm mịn, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu nhé.
Việc cho bé ăn dặm khi nào tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và sự phát triển lâu dài của bé, do đó, mẹ hãy cân nhắc kỹ và chọn đúng thời điểm hợp lý là khi bé tròn 6 tháng tuổi nhé! Và mẹ biết không: bột ăn dặm Nestlé CERELAC với công thức iRON+ độc quyền, không chỉ giàu sắt mà còn bổ sung kẽm, vitamin A, D cùng các khoáng chất khác, giúp đáp ứng đến 50% nhu cầu sắt hàng ngày của con đấy. Ngoài ra, với 5 hương vị đa dạng dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể dùng bột ăn dặm Nestlé CERELAC để mang đến cho con thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng và đa dạng hương vị.
Xem thêm các bài viết bổ ích để cho con ăn dặm đúng cách:
Gợi ý bữa ăn dặm đa dạng dinh dưỡng với bột ăn dặm Nestlé CERELAC
Ăn dặm đúng với 5 nguyên tắc đơn giản
Bổ sung kẽm đúng cách: con khỏe mẹ vui
Bài viết được tham khảo ý kiến của: BS. Từ Thị Mỹ Liên - Chuyên gia Dinh dưỡng Nestlé
Để biết thêm thông tin chi tiết về loại bột CERELAC phù hợp với khẩu vị của bé nhà mình, bạn vui lòng truy cập tại đây. Hoặc bạn có thể đặt mua ngay tại đây để được giao hàng tận nơi và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn khác nữa nhé!