MyFeed Personalized Content
Bé từ 6 - 12 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Tất tần tật cách tắm cho trẻ sơ sinh

Đây là check-list những điều cần làm, giúp bạn nắm vững cách tắm cho trẻ sơ sinh và bớt đi bỡ ngỡ. Xem ngay nhé! 

4 min để đọc Nov 3, 2021

Những lưu ý

Cách tắm cho trẻ sơ sinh không khó như bạn nghĩ đâu, chỉ cần nắm vững và áp dụng thật “nhuần nhuyễn” những lưu ý trong check-list này là bạn sẽ trở thành chuyên gia ngay. Xem ngay để chăm sóc con đúng cách nhé.

1. Ở những tuần đầu tiên, bạn không cần gội đầu cho bé hàng ngày. Thay vào đó, bạn chỉ nên lau người cho bé thật nhẹ nhàng mà thôi. Tham khảo ngay cách tắm cho trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên tại đây 

2. Tắm cho bé trung bình 2 -3 lần/ tuần là đủ. 

3. Bạn cũng có thể tắm cho bé hàng ngày nếu muốn. 

4. Đừng bao giờ bỏ mặc bé trong bồn tắm, dù chỉ một giây. 

5. Chọn giờ tắm lúc bé thoải mái nhất và không quá buồn ngủ. 

6. Hãy chuẩn bị cho trẻ sơ sinh căn phòng đẹp, sạch và ấm khi bé ra khỏi nhà tắm. 

7. Chuẩn bị cho bé sơ sinh những vật dụng trong phòng tắm như: chậu tắm/ thau sạch, tã sạch, khăn sạch, nước đun sôi để nguội, quần áo sạch, nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm và bông gòn. 

8. Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn là đổ nước vào bồn tắm của bé với mực nước khoảng 8 - 10cm. Cho nước lạnh vào trước, nước nóng vào sau và khuấy đều cho nước ấm lên. 

9. Kiểm tra nhiệt độ nước tắm của bé bằng nhiệt kế. Nhiệt độ không được quá 38°C. 

10. Trước khi đặt bé vào chậu nước tắm, hãy thử lại nhiệt độ bằng khuỷu tay của bạn để đảm bảo an toàn. Tắm bé theo thứ tự: rửa mặt và mắt, gội đầu rồi tắm toàn thân. 

11. Cởi quần áo của bé nhưng vẫn giữ lại tã. Giữ ấm bé bằng khăn quấn khi bạn rửa mặt và mắt cho bé. 

12. Dùng bông gòn thấm nước đun sôi để nguội để lau mắt cho bé từ trong ra ngoài. Lưu ý mỗi miếng bông gòn chỉ dùng một lần cho mỗi bên mắt. 

13. Cách gội đầu cho con: Bế bé sao cho phần sau đầu của bé ngập trong nước tắm, nhưng nước không được ngập quá lỗ tai. Dùng tay hoặc tấm vải nỉ xoa bóp da đầu của bé thật nhẹ nhàng. Gội nhanh rồi lau khô ngay. 

14. Sau khi gội đầu và lau khô thì cởi tã cho bé và dọn sạch mọi thứ trước khi đặt bé vào chậu tắm. 


15. Nhớ tháo các trang sức như nhẫn hoặc vòng tay. Rửa sạch tay trước khi tắm cho con. 

16. Cẩn thận đặt bé vào chậu tắm, một tay bạn hãy giữ lấy cánh tay trên của bé, đồng thời nâng đỡ đầu và vai bé. 

17. Cách đỡ bé thật chắc chắn khi tắm: một tay bạn hãy vòng ra sau, giữ cánh tay trên của bé thật nhẹ nhàng. Phần cổ tay và cánh tay của bạn đỡ đầu và vai bé. Tay còn lại bạn tự do tắm cho bé. 

18. Dùng tay xoa nước ấm lên người bé thật chậm rãi, lưu ý giữ cho đầu của bé không bị dính nước. 

19. Nếu bé vẫn còn lớp sáp màu trắng trên da, đừng cố gắng làm sạch vì đó là hàng rào giúp bảo vệ da của bé đấy. 

20. Nâng bé ra khỏi chậu tắm, bạn dùng một tay ôm sau lưng và tay kia nắm dưới cánh tay của bé. Cổ tay và cẳng tay của bạn phải luôn đỡ phần đầu của bé. Lúc này da bé hơi trơn, bạn cần cẩn thận nhé! 

21. Quấn khăn cho bé, nhớ trùm kín đầu và lau khô ngay, nhất là những khu vực có nếp gấp như vùng bẹn, nách, cẳng tay, chân...Sau khi lau khô thì mặc tã cho bé. 

22. Sau khi tắm là thời điểm tốt nhất để mát-xa cho bé, giúp bé thư giãn và dễ ngủ. Không dùng bất kì loại kem dưỡng da hoặc dầu bôi nào cho bé dưới 1 tháng tuổi. Xem thêm cách massage cho bé tại đây

23. Mặc quần áo sạch và đắp chăn cho bé (nếu cần). 

24. Bạn cũng có thể tắm cùng bé. Chỉ cần đảm bảo nước không quá nóng và có người thân hỗ trợ bế bé khi bạn ra vào bồn tắm. Việc này giúp bé dễ dàng làm quen với nước và là khoảnh khắc gắn kết tình cảm mẹ và bé thật đáng yêu!