Những lưu ý
1. Duy trì bữa ăn gia đình thường xuyên và đúng giờ mỗi ngày để giúp trẻ hình thành thói quen ăn cùng cả nhà nhé.
2. Thậm chí nếu trẻ đã ăn rồi vẫn nên để con ngồi ăn cùng cả nhà để con làm quen. Nếu trẻ hào hứng hoặc có vẻ đói bụng, hãy cho con chọn thức ăn mình thích trên bàn để ăn thử nhé.
3. Hãy đảm bảo trẻ ngồi thoải mái trong bàn ăn như mọi người.
4. Trẻ sẽ quan sát và học hỏi những động tác, thói quen ăn uống của bố mẹ. Vì vậy, hãy làm thật chậm và dạy con cách ăn đúng nhé.
5. Hãy cho trẻ thử những món ăn của bố mẹ với khẩu phần nhỏ hơn, vừa với sức ăn của trẻ.
6. Đừng la mắng con khi trẻ thực hiện những hành vi nghịch ngợm như vứt thức ăn lung tung, la hét, đập bàn... Bạn chỉ cần làm lơ là trẻ sẽ dần bỏ những hành vi đó thôi.
7. Thay vào đó, bạn hãy khuyến khích và khen ngợi khi trẻ thực hiện những hành vi tốt như học cách dùng muỗng, nĩa...
8. Bữa ăn cũng là thời điểm thích hợp để dạy con về mùi vị, màu sắc, hương thơm của món ăn và thực phẩm.
9. Đừng quá tập trung vào con, hãy tận hưởng bữa ăn như bình thường để trẻ cảm nhận được trọn vẹn không khí của bữa ăn gia đình.
10. Đừng ép con ăn nếu trẻ không thích hoặc không thể ăn hết phần của mình nhé.
11. Hãy duy trì thực đơn cho bé và cả nhà đa dạng với nhiều nhóm thực phẩm bổ dưỡng nhé.
12. Nếu trẻ không ăn những món ăn trên bàn, bạn hãy "dằn lòng" cho trẻ bỏ qua bữa ăn chứ đừng cho con ăn món khác thay thế nhé. Sự nghiêm khắc này sẽ giúp trẻ ăn uống đúng giờ, đúng bữa hơn.
13. Không nên cho trẻ ăn vặt, uống nước ngọt trên bàn ăn.
14. Khi ăn, không nên mở TV hoặc điện thoại, máy tính bảng nhé.
15. Bạn có thể dắt con ra ngoài ăn nhưng hãy chọn những giờ "thấp điểm" khi nhà hàng không quá đông, trẻ không cảm thấy khó chịu mà bạn cũng không thấy ngại ngùng khi con làm ồn khi ăn nhé.
16. Nên ưu tiên lựa chọn những nhà hàng thân thiện với trẻ em, có ghế cao hoặc ghế ăn phù hợp cho trẻ.
17. Nếu trẻ quấy khóc trong nhà hàng, hãy thử bế con ra ngoài để giúp trẻ bình tĩnh lại nhé, có thể trẻ bị khó chịu vì tiếng ồn, tiếng nhạc hoặc do trong nhà hàng bị ngộp vì đông người mà thôi.
18. Khi con bạn được 1 tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm 2 món ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa chính:
- Các loại rau như bông cải xanh, cà rốt hoặc dưa chuột
- Các lát trái cây, chẳng hạn như táo, chuối hoặc lê hoặc đào chín mềm, chín
- Sữa chua nguyên chất béo không đường, thanh trùng, không đường
- Bánh mì nướng bẻ nhỏ, pitta hoặc chapatti
- Bánh gạo hoặc ngô không muối và không đường
- Miếng pho mát nhỏ
- Cho con bạn ăn trái cây và rau quả
- Có thể mất đến 10 lần thử, hoặc thậm chí hơn, để con bạn làm quen với thức ăn, hương vị và kết cấu mới.
- Hãy kiên nhẫn và tiếp tục cung cấp nhiều loại trái cây và rau quả, bao gồm cả những loại có vị đắng như bông cải xanh, súp lơ trắng, rau bina và bắp cải.