Tạm biệt thời ăn đút
Khả năng cầm nắm của bé đã thuần thục hơn thể hiện qua việc bé dễ dàng nhặt thức ăn lên bằng hai hay ba ngón tay thay vì cả bàn tay như trước. Bé đang khám phá cách ăn bằng dụng cụ, bắt đầu với muỗng (thìa) và nĩa. Bé cũng đang tiếp tục học cách uống bằng ly không nắp đậy, đôi khi cần thêm ống hút. Tất cả những tiến bộ này khiến bé cảm thấy rằng mình có thể tự làm mọi thứ. Tuy mức tiến bộ của các bé không giống nhau, nếu mẹ đang băn khoăn về việc bé không theo kịp các bạn đồng trang lứa, đừng ngại trao đổi với các bác sĩ nhi khoa nhé.
Mẹ có biết?
Kỹ năng phối hợp tay-mắt tốt hơn và cảm giác độc lập sẽ giúp bé không ngừng phát triển.
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng và gợi ý chuẩn bị thức ăn cho trẻ trên 1 tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng |
Gợi ý chuẩn bị thức ăn |
Dễ dàng lấy thức ăn bằng các ngón tay |
|
Bắt đầu tự ăn bằng thìa (muỗng) |
Thêm nhiều loại thức ăn được chế biến cho phù hợp với khả năng nhai và nuốt ở giai đoạn phát triển kỹ năng tự ăn. |
Dần dần xoay thìa đến gần miệng |
Thực phẩm đa dạng hơn cho lứa tuổi tập đi để giúp bé khám phá các hương vị mới. Có sự đa dạng thực phẩm và cách chế biến. |
Giới hạn cho thêm đường và muối |
|
Khớp nhai thẳng và khớp nhai xoay phát triển |
Những món ăn mềm được xắt lát hay xắt que sẽ giúp bé tập cắn. Điều chỉnh kích thước vừa với một lần cắn, nhưng đảm bảo thức ăn đủ mềm để hàm có thể nghiền được. |
Cầm ly lên và hạ ly xuống |
Mẹ nên dùng ly phù hợp độ tuổi của bé cho các chất lỏng khác ngoài sữa mẹ. |
Những mốc phát triển được mong đợi ở bé 12 – 18 tháng
- Bé đang cố gắng dùng dụng cụ ăn uống theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như dùng thìa để xiên và nĩa để xúc thức ăn.
- Răng hàm đầu tiên đã mọc lên khi bé thực hành nhai thức ăn
- Lật ngược chiếc ly tập uống bằng hai tay vì giờ đây bé đã có thể xoay cổ tay.
- Rất hào hứng được ngồi vào bàn ăn. Thời gian trò chuyện và hòa nhập với các thành viên trong gia đình cũng quan trọng không kém các món ăn.
Những mốc phát triển được mong đợi ở bé 19 -24 tháng
- Bé có những thói quen thất thường, không thể đoán trước. Ngày hôm nay bé ăn rất nhiều, nhưng có thể ngày mai lại không chịu ăn.
- Bé có thể e ngại trước những món ăn mới, nên mẹ có thể phải thử rất nhiều lần trước khi bé chịu mở lòng. Không nài ép con ăn hết những gì trong chén, thay vì vậy, mẹ nên để con dựa vào cảm giác no, đói của chính mình.
- Bé có thể nhấn mạnh việc nhai thức ăn quá mức cần thiết, chẳng hạn như mở miệng quá lớn và làm thức ăn cùng nước bọt rơi rớt ra bên ngoài, nhưng với độ tuổi này, điều đó hết sức bình thường và bé hoàn toàn ổn.
- Bé thích những hành động quen thuộc khi bước vào bữa ăn – sử dụng cùng một chiếc yếm ăn, một chiếc chén và bộ dụng cụ sẽ khiến bé thấy thoải mái hơn.
Cân nặng và chiều cao gia tăng khiến cho chiếc ghế ăn cao chân mọi khi không còn cần thiết nữa. Bé đã có thể có thể tự ngồi ghế của mình (hoặc một chiếc ghế ăn thấp) khi vào bàn ăn.