MyFeed Personalized Content
Bé từ 2 đến 6 tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Mẹo tập thói quen ăn uống cho trẻ từ 2 - 6 tuổi

Cùng Nestlé Mom & Me tìm hiểu mẹo tập thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ từ 2 - 6 tuổi qua phương pháp “ăn tương tác” mẹ nhé!

4 min để đọc Oct 28, 2019

Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh phát triển bộ công cụ giáo dục về phát triển hành vi ăn uống của trẻ, trong đó nhấn mạnh về phương pháp “Ăn tương tác” (Responsive feeding) là chìa khóa giúp trẻ "bật đèn xanh" để phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và khỏe mạnh sau này. Bố mẹ cũng có thể xem thêm 4 Quy Tắc Giúp Mẹ Tập Thói Quen Ăn Uống Cho Trẻ nhé!

Theo chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), cách dạy trẻ để áp dụng phương pháp này như sau.

Thấy – Hiểu

Để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho con sau này, đầu tiên cha mẹ cần quan sát các cử chỉ của trẻ liên quan đến nhu cầu thức ăn, đặc biệt là cách thức trẻ giao tiếp khi muốn biểu đạt các ý sau: “Con đói, con muốn ăn”, “Không, con no rồi” hoặc “Con hơi mệt lát hãy ăn mẹ ạ!”. Sau thời gian tập luyện, phụ huynh sẽ hiểu được cử chỉ giao tiếp của trẻ về nhu cầu thức ăn, cụ thể là no, đói, hào hứng hay không thích thú.

 

Sự tỉ mỉ quan sát tạo nên sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con

 

Đáp ứng ngay

Ngay khi lý giải được ý trẻ muốn biểu đạt, cha mẹ cần sớm đáp ứng với nhu cầu của chúng. Quá trình này càng nhanh chóng thì trẻ càng hài lòng và ngoan ngoãn. Ngược lại, việc trì hoãn đáp ứng sẽ kích thích trẻ học biện pháp nhấn mạnh tín hiệu, nghĩa là sự kháng cự có thể xảy ra.

Cha mẹ có thể tham khảo ví dụ cụ thể về 2 bước Thấy – Hiểu và Đáp ứng ngay dưới đây:

  • Trường hợp trẻ quay đầu nhiều hơn 3 lần hoặc kết hợp ít nhất 2 cách từ chối như ngậm miệng, nhè thức ăn, quay đầu, lấy tay đẩy ra có thể hiểu rằng trẻ muốn tạm thời ngưng lượt cho ăn này. Cha mẹ nên làm động tác bỏ muỗng vào chén, đợi 3 - 5 phút và múc 1 muỗng mới.
  • Một trường hợp khác là nếu trẻ tỏ ra không hứng thú chơi đùa khi bắt đầu trò chơi thì có thể là lúc trẻ muốn ăn. Cha mẹ cần chuẩn bị sẵn một vài món ăn cho trẻ như trứng luộc, miếng gà chiên giòn, bánh lạt, phô mai, sữa chua... Điều này làm trẻ cảm thấy thích thú vì mẹ hiểu được nhu cầu của mình.

Trên thực tế, biểu hiện “có” hoặc “không” của trẻ khá rõ ràng. Chỉ cần cha mẹ đáp ứng nhanh chóng một vài lần các món ăn cho trẻ, thì thời điểm cho trẻ ăn trở nên rất nhẹ nhàng. Cứ dần dần như thế, thói quen ăn uống của trẻ sẽ được hình thành từ khi nào không hay.

Kiên trì

Nếu nỗ lực lần đầu không thành công, cha mẹ hãy kiên trì tiếp tục bằng cách vui vẻ lặp lại để trẻ hiểu điều bạn muốn. Đây là cách dạy trẻ được khuyên khi trẻ từ chối món mới.

Tỉ lệ thành công để giới thiệu món mới hoặc xây dựng thói quen ăn uống cho trẻ thường mất nhiều nhất 12 lần lặp lại. Nếu vượt quá mức này, cha mẹ nên đợi khoảng 2 tuần rồi giới thiệu lại món ăn cho trẻ. Trong nghiên cứu vị giác, 2 tuần là thời gian trung bình có thể giúp trẻ lấy lại một trải nghiệm mới.
 

Sự kiên trì sẽ giúp cha mẹ thành công giới thiệu món mới cho trẻ

 

Việc cho trẻ ăn một món mới và gặp sự kháng cự, cha mẹ nên hiểu đó là tự nhiên vì người lớn cũng như vậy. Một số người ăn sushi lần đầu không hề thấy hứng thú, nhưng sau dần lại say mê vì khẩu vị bắt đầu được "huấn luyện" để thích và chấp nhận nó. Chìa khóa luôn là sự kiên nhẫn để bố mẹ có thể xây dựng thành công thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ. Và để có thể bổ sung dinh dưỡng cho con một cách khoa học bố mẹ hãy xem thêm Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Trẻ Theo Từng Độ Tuổi nha!