6 nguyên tắc chọn lời khen đúng trong cách dạy con
Khen ngợi là một phần quan trọng trong cách dạy con, giúp con phát triển nhận thức và tạo động lực để con học hỏi khám phá nhiều hơn. Tuy nhiên, việc dạy con đúng cách bằng những lời khen ngợi là rất quan trọng để giúp con cảm thấy được khích lệ, đồng thời không khiến con trở nên tự mãn. 6 nguyên tắc đơn giản được Nestlé Mom & Me chia sẻ sau đây sẽ giúp bố mẹ chọn được lời khen phù hợp trong cách dạy con, đặc biệt là với bé đi học mẫu giáo đấy.
Nguyên tắc 1: Không khen kết quả mà hãy khen ngợi cả quá trình và khen thật cụ thể
Ví dụ: Khi thấy con tự xúc ăn, thay vì khen chung chung như "Con giỏi quá", bố mẹ nên nói: "Hôm nay có cố gắng đấy. Mẹ thấy con xúc gọn và ít đổ hơn những lần trước".
Lợi ích: Trong cách dạy con như thế, trẻ sẽ thấy mẹ có theo dõi và ghi nhận sự cố gắng của mình; nhờ vậy trẻ sẽ phát triển nhận thức với việc chú trọng và tiếp tục nỗ lực hơn để được người lớn công nhận, ngợi khen.
Nguyên tắc 2: Không so sánh khi khen ngợi
Ví dụ: Khi bé đi học mẫu giáo và được phiếu bé ngoan, không nên khen "Con của mẹ giỏi nhất lớp" hoặc "Con giỏi hơn các bạn"; thay vào đó, bố mẹ hãy dạy con đúng cách bằng cách nên khen "Con đã rất nỗ lực làm em bé ngoan, phần thưởng này rất xứng đáng với con".
Lợi ích: Trẻ sẽ không tự mãn, sinh ra tâm lý coi thường người khác. Vì một khi đã có tâm lý tự mãn, đến lúc bị chê, bị phạt, hoặc khi nhận được kết quả thua kém người khác, trẻ sẽ có xu hướng chống đối, phản ứng mạnh hơn.
Nguyên tắc 3: Không khen phẩm chất của con mà khen hành động
Ví dụ: Khi con làm tốt bài tập toán, thay vì khen "Con thông minh quá"; thay vào đó, trong cách dạy con, bố mẹ nên khen "Con học rất tốt, bố mẹ rất tự hào về con".
Lợi ích: Trẻ sẽ không nảy sinh tâm lý "ảo tưởng" những phẩm chất vượt quá năng lực thật của mình. Nếu cứ mãi khen trẻ thông minh, trẻ sẽ bị áp lực và rất dễ thất vọng, hụt hẫng khi kết quả bài tập bị kém đi.
Nguyên tắc 4: Chú ý khen điều nhỏ nhặt mà con không để ý
Ví dụ: Mọi hôm thức dậy trẻ không xếp mền gối nhưng hôm nay lại xếp gọn gàng, bố mẹ hãy dạy con đúng cách bằng việc khen ngợi ngay hành động này.
Lợi ích: Trẻ sẽ thấy hãnh diện vì làm hành động đúng và có xu hướng phát triển nhận thức duy trì những hành vi đúng này thường xuyên để được khen.
Nguyên tắc 5: Truyền đạt lại lời khen của người khác đến con
Ví dụ: Trong cách dạy con, thay vì khen con: “Con rất lễ phép với người lớn”, mẹ có thể mượn lời bác hàng xóm: “Hôm nay đi qua nhà bác hàng xóm, bác ấy bảo mẹ, con rất lễ phép, lịch sự và biết chào hỏi người lớn đấy".
Lợi ích: Điều này làm lời khen trở nên khách quan hơn và trẻ sẽ có cảm giác mình được mọi người quý mến, yêu mến bởi mọi người xung quanh khi cư xử tốt.
Mẹ cũng có thể tham khảo thêm bài viết Bật Mí Cách Dạy Con Giúp Trẻ Bớt Nhút Nhát.
Nguyên tắc 6: Hãy thể hiện lời khen bằng nhiều hình thức đa dạng
Không chỉ bằng lời nói, mà chính thái độ chân thành và ấm áp của người lớn, một nụ cười, một cái nhìn trìu mến có khi còn hơn hàng vạn lời khen, giúp trẻ phát triển nhận thức một cách hiệu quả.
Ví dụ: Một cái đập tay, một cái ôm thật chặt, một cái xoa đầu,... tất cả đều là sự khen ngợi và ghi nhận tích cực trong cách dạy con của bố mẹ dành cho trẻ.