3 LƯU Ý GIÚP TRẺ MẪU GIÁO PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Thiết lập hành vi ăn uống, phát triển não bộ và quá trình tăng trưởng đi kèm với nhu cầu dinh dưỡng phù hợp là 3 điều quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện mà bố mẹ chắc chắn cần quan tâm.
Theo chia sẻ từ chuyên gia Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), giai đoạn 2 - 6 tuổi là thời điểm chuyển tiếp quan trọng của trẻ. Ngay sau độ tuổi này, trẻ sẽ đến trường và tiếp cận nhiều hơn với thế giới bên ngoài thông qua thầy cô, bạn bè. Bố mẹ cần hiểu rõ những thay đổi trong các giai đoạn phát triển của trẻ để có sự chuẩn bị chính xác về thể chất lẫn tâm lý cho trẻ.
1. Cách thiết lập hành vi ăn uống giúp phát triển toàn diện cho trẻ
Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ như thời điểm vừa sinh ra, trẻ sẽ phát triển một số hành vi mang tính cá nhân thể hiện nhận thức rõ rệt hơn như: bày tỏ cảm xúc khi lựa chọn thực phẩm (thích hay không thích, thậm chí không quan tâm); muốn làm chủ trong bữa ăn gia đình; hứng thú với món mới, lạ và không khí vui vẻ trên bàn ăn.
Bố mẹ cần thiết lập hành vi ăn uống đúng cách để giúp trẻ phát triển toàn diện
Để giúp trẻ phát triển toàn diện hành vi ăn uống, bố mẹ nên thực hiện 3 điều sau:
* Cho trẻ tham gia vào hoạt động chuẩn bị bữa ăn như cùng đi siêu thị để làm quen với những loại thực phẩm khác nhau.
* Không nên ép trẻ ăn theo quan điểm riêng của bố mẹ. Thay vào đó, hãy cho trẻ nhiều lựa chọn hơn bằng cách cho phép trẻ tiếp tục ăn những món mình thích và xen kẽ một vài món dinh dưỡng mới trong từng bữa ăn. Để trẻ quan tâm đến các món ăn mới, bố mẹ phải kiên nhẫn giải thích và khuyến khích trẻ nếm thử ít nhất 2 - 3 lần.
* Tạo không khí vui vẻ, chế biến món ăn mới, thường xuyên ăn cùng nhau, tránh trường hợp để trẻ ăn một mình. Độ tuổi 4 - 6 là khoảng thời gian trẻ học hỏi hành vi ăn uống từ người khác tốt nhất.
2. Phát triển não bộ.
Từ 2 - 6 tuổi trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhận thức và tư duy. Bố mẹ hãy tham khảo thêm 4 Gợi Ý Giúp Phát Triển Nhận Thức Cho Trẻ Mầm Non nhé! Ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển nhanh trong giai đoạn này, đặc biệt là ngoại ngữ. Để giúp trẻ có được nền tảng tốt và phát triển trọn tiềm năng, bố mẹ nên giới thiệu các ngoại ngữ mới cho trẻ khi trẻ từ 3 hoặc 4 tuổi.
Các giai đoạn phát triển não bộ thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ
3. Quá trình tăng trưởng và nhu cầu dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển của trẻ
So với các giai đoạn phát triển của trẻ trước đó, quá trình tăng trưởng của trẻ sẽ có xu hướng ổn định. Ví dụ như trước đó trẻ bụ bẫm thì độ tuổi này sẽ thon gọn hơn. Điều này cũng gây cho nhiều bố mẹ nảy sinh tâm lý sợ trẻ bị ốm hay tăng cân không đủ. Thực tế, trẻ vẫn đang tăng trưởng và phát triển toàn diện, chỉ là điều chỉnh để cơ thể khỏe mạnh hơn. Để yên tâm hơn, bố mẹ có thể tham khảo Gợi Ý Dinh Dưỡng Hợp Lý Cho Trẻ Mầm Non
Các giai đoạn phát triển của trẻ có quá trình tăng trưởng và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau
Một số nghiên cứu quan sát cho thấy béo phì sau 2 tuổi có liên quan đến béo phì ở độ tuổi trưởng thành. Tốt nhất là trẻ cần tăng trưởng khỏe mạnh và đầy đủ hơn là nhìn bụ bẫm dễ thương như khi còn nhỏ. Từ 4 - 6 tuổi, trẻ sẽ tiếp nhận một đợt tăng trưởng nhanh để bước sang độ tuổi đi học.