MyFeed Personalized Content
Thông tin chuẩn cho mẹ&bé từ 0 - 6 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Tại sao trẻ ngủ không ngon giấc và khóc đêm?

Bé của mình thường dễ ngủ, nhưng dạo gần đây bé rất hay thức giấc giữa đêm, khóc thét lên và khó dỗ dành. Mình đã làm theo một vài lời khuyên khi bị căng thẳng.

4 min để đọc Oct 15, 2015

Nhiều đêm mẹ mất ngủ vì bé cứ khóc suốt, chẳng chịu nín. Đừng quá lo lắng vì đây là biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của bé từ 6 tháng đến 5 - 6 tuổi. “Chứng rối loạn giấc ngủ” là điều thiết yếu cho sự cân bằng giữa thể chất và cảm xúc của bé. Một vài lời khuyên bên dưới sẽ giúp mẹ xua đi nỗi sợ hãi ban đêm của bé.

Những cơn ác mộng, con quái vật đang tấn công
Những cơn ác mộng diễn ra vào 3 năm đầu và kéo dài thường xuyên đến năm bé 5 tuổi. Chúng xảy ra vào cuối buổi tối, trong suốt giấc ngủ say.
Những con vật đáng sợ như rồng, quái vật hoặc bóng ma hay xuất hiện trong tâm trí bé mỗi tối. Đây là điều bình thường trong giai đoạn này: những cơn ác mộng bộc lộ nỗi sợ của bé. Bé có thể đã xem phim hoạt hình có hình ảnh của một chú chó đáng sợ hoặc đọc cuốn sách kể về mụ phù thủy. Những nhân vật ấy trở lại trong giấc ngủ và ám ảnh bé vào buổi tối. Thông qua những cơn ác mộng, bé bày tỏ những trạng thái cảm xúc của mình, thất vọng, buồn bã và lo lắng. Đây là giai đoạn tự nhiên và cần thiết cho quá trình hình thành nên suy nghĩ của bé.
Mẹ nên làm gì để xua tan điều này? Dĩ nhiên là phải dỗ dành bé. Đừng làm nghiêm trọng hóa vấn đề nhưng cũng đừng bỏ qua nó. Hãy giải thích một cách đơn giản với bé rằng những con quái vật không hề tồn tại. Mẹ cứ yên tâm vì bé sẽ trở lại giấc ngủ ngay sau đó. Ngày mai, mẹ hãy xem lại cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã khiến bé sợ hãi. Cùng đọc và xem lại chúng để giúp bé vượt qua cảm giác này.

Hội chứng sợ hãi về đêm: đáng sợ… nhưng vô hại
Hội chứng sợ hãi về đêm khác với ác mộng vì chúng xảy ra thường xuyên vào đầu buổi tối trong suốt giấc ngủ chập chờn của bé từ 4 đến 8 tuổi. Không như ác mộng, khi bị sợ hãi ban đêm, bé không tỉnh giấc. Bé bật người dậy, ngồi thẳng trên giường, mắt mở to, khóc thét không ngừng và đổ mồ hôi… nhưng bé vẫn đang trong trạng thái ngủ. Khi ấy, mẹ không thể đánh thức bé dậy vì bé không hiểu mình đang làm gì đâu. Việc này sẽ kéo dài khoảng vài phút và bé thường không thể tự mình ngưng khóc. Qua ngày hôm sau, bé sẽ không còn nhớ gì cả!
Nguyên nhân chủ yên của chứng sợ hãi về đêm là bé ngủ không đủ giấc. Biểu hiện này cho thấy sự lo lắng của bé về những sự việc xảy ra xung quanh: trở lại trường học, sự xuất hiện của em trai hoặc em gái.
Nếu nguyên nhân của chứng sợ hãi về đêm không phải do thiếu ngủ thì mẹ có thể cho bé đi ngủ sớm và kéo dài những giấc ngủ vào ban ngày. Luôn chắc rằng bé được đi ngủ sớm để không bị làm phiền. Nếu bé vẫn không ngưng khóc mẹ hãy trao đổi với bác sỹ nhi khoa để có được những lời khuyên phù hợp.

Mẹ có thể làm gì?
Những việc mẹ có thể làm để giúp bé ngủ ngon giấc.
Gắn đèn ngủ trong phòng để giúp bé an tâm hơn khi trời tối.
Mở hé cửa để ánh sáng nhẹ nhàng từ hành lang len vào. Điều này giúp bé không bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài và yên tâm hơn.
Kiểm tra phòng ngủ của bé vào ban đêm. Một bài hát ru, một câu chuyện và sự âu yếm có thể giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Nhưng mẹ cũng đừng quên rằng hãy để bé ngủ một mình
Món đồ chơi yêu thích có thể giúp bé  vượt qua nỗi sợ hãi.
Nếu bé muốn được âu yếm nhiều hơn, mẹ có thể đặt bé ngủ chung giường với mình. Tuy nhiên, mẹ không nên kéo dài việc này vì bé sẽ tự mình quay trở lại giấc ngủ.