Mang thai không phải là bị bệnh thế nhưng bạn sẽ phải gặp rất nhiều bác sĩ. Không có lý do gì để sợ những cuộc thăm khám và xét nghiệm như thế: chúng cần được tiến hành để xác định mọi thứ vẫn diễn ra tốt đẹp!
Lần khám thai đầu tiên
Sau khi kết quả que thử thai là hai vạch, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và khám thai lần đầu. Việc này phải diễn ra trước khi kết thúc tháng thứ ba của thai kỳ. Đây là thời điểm bạn nên làm một bản tóm tắt về tình trạng sức khỏe: cân nặng, huyết áp, nhịp tim, tiền sử bệnh án cá nhân và gia đình (bệnh tiểu đường, cao huyết áp, vv.)
Một cuộc kiểm tra phụ khoa sẽ cho biết được ngày bạn bắt đầu thụ thai và ngày dự sinh của bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm phết tế bào tử cung nếu bạn không thường xuyên đi khám bệnh.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm một loạt các xét nghiệm sau:
Một mẫu máu để kiểm tra bệnh giang mai, bệnh sởi, bệnh do ký sinh trùng toxoplasma, Aids, đồng thời xác định nhóm máu của bạn và yếu tố Rhesus.
Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sự hiện diện của albumin.
Khám thai định kỳ hàng tháng
Sau lần khám thai đầu tiên, sẽ có thêm sáu lần khám thai bắt buộc. Khám thai diễn ra mỗi tháng từ tháng thứ 4 trở đi, hoặc là tại phòng khám tư của bác sĩ phụ sản hoặc tại bệnh viện. Đây là những lần khám định kỳ bình thường: đo cân nặng, huyết áp, nhịp tim của cả mẹ và bé, vv. Trong lần khám thai thứ hai (khoảng tháng thứ 4), bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu ba lần để đánh giá nguy cơ nhiễm sắc thể Trisomy 21 ( Hội chứng Đao)
Bạn cũng nên biết rằng mỗi tháng bạn sẽ phải:
Có một xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sự hiện diện của albumin.
Nếu bạn chưa được chích phòng ngừa bệnh toxoplasmosis, xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để xác minh bạn không bị nhiễm ký sinh trùng này.
Kiểm tra siêu âm bắt buộc
Siêu âm lần đầu (khoảng từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 11 của thai kỳ), cho phép bạn xem các chi của bé và thậm chí là cơ quan sinh dục. Ngày thụ thai (và cả ngày dự sinh) sẽ được xác định. Hai phép đo quan trọng sẽ được thực hiện:
Đo chiều dài đầu mông (CRL) (được xem là tham khảo chính xác nhất để xác định tuổi thai, chiều dài phôi thai được đo theo mặt cắt dọc).
Đo độ sáng da gáy ( nuchal translucency: NT, hoặc clarté nucal) để phát hiện một số dị tật thai ở tuổi thai 11 – 14. Nếu chỉ số tăng dấu NT này trên 3 mm, bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn chọc ối để kiểm tra thêm.
Kiểm tra siêu âm lần hai (vào khoảng tuần thai thứ 19 đến tuần thứ 21) lần kiểm tra này sẽ cho phép các bác sĩ xác định giới tính của em bé, để xác định vị trí tim thai và thực hiện một cuộc kiểm tra về hình thái học.
Việc kiểm tra siêu âm lần ba (vào khoảng giữa tuần thai thứ 29 đến 31) giúp xác minh sự phát triển của em bé và xác định vị trí nhau thai.
Xét nghiệm chọc ối:
Xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh này bao gồm việc lấy mẫu nước ối, dùng một kim nhỏ xuyên qua bụng của người mẹ. Thử nghiệm này được khuyến nghị áp dụng với các thai phụ có kết quả xét nghiệm máu ba lần hoặc kết quả siêu âm đo độ sáng da gáy không ở mức an toàn, cũng như là những thai phụ có tuổi đời trên 38. Đó là cách duy nhất để phát hiện bệnh Trisomy 21.
Sau khi kiểm tra, thường không đau lắm, bạn sẽ được khuyên là nên nghỉ ngơi trong một hoặc hai ngày. Nguy cơ sẩy thai được ước tính ở mức dưới 1%. Kết quả sẽ có sau 15 ngày