MyFeed Personalized Content
Bài viết
Add this post to favorites

Gợi ý dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non

Tham khảo ngay gợi ý để xây dựng dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non, giúp con luôn phát triển khỏe mạnh mẹ nha!

7 min để đọc Jan 8, 2020

Cân nặng và chiều cao luôn là 2 vấn đề nan giải của bố mẹ trong quá trình nuôi con khôn lớn. Nếu như chiều cao có thể áp dụng cả dinh dưỡng và luyện tập, vận động để phát triển, thì cân nặng của trẻ hầu như phụ thuộc vào việc hấp thu các dưỡng chất từ chế độ ăn uống. Để con không chỉ ăn ngon, ăn khỏe nhằm đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non, mà đồng thời còn đạt chuẩn cân nặng, có lẽ đây là những “phương án” giải cứu bố mẹ khỏi “trận chiến cân nặng”.

“Trẻ con mập chút mới đáng yêu” - Liệu có đúng?

Người lớn luôn bày tỏ sự đặc biệt thích thú đối với những đứa trẻ mập mạp. Họ cho rằng là trẻ con, càng mập mạp thì càng mũm mĩm đáng yêu, và đó là những đứa trẻ biết nghe lời, hay ăn và không phải mất quá nhiều công sức dỗ dành khi cho ăn. Trong quá trình nuôi con, bố mẹ cần hiểu rõ về tình hình thể trạng, đặc biệt là tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao của con mình đã hợp lý chưa, cũng như những nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải khi trẻ bị thừa cân, béo phì, để từ đó chủ động tìm đến sự tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ nhằm tìm ra giải pháp giúp con lấy lại vóc dáng và duy trì cân nặng của trẻ đạt chuẩn. Để con phát triển khỏe mạnh bố mẹ có thể xem thêm Mách Mẹ Cách Ngăn Ngừa Nguy Cơ Trẻ Béo Phì.
 

Hiểu rõ về thể trạng sẽ giúp tìm ra giải pháp giúp con lấy lại vóc dáng và duy trì cân nặng của trẻ đạt chuẩn

Theo các nghiên cứu , trẻ em béo phì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp gấp 3 lần, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2 lần và xơ vữa mạch máu gấp 7 lần so với trẻ có cân nặng bình thường. Ngoài ra, béo phì còn gây ra rất nhiều hậu quả cho sức khỏe như trẻ chậm chạp hơn, phản xạ kém, dễ buồn ngủ, mệt mỏi. Trẻ có thể bị khó thở, hội chứng ngưng thở khi ngủ gây nguy hiểm cho tính mạng. Trẻ lớn một chút sẽ có tâm lý mặc cảm, kém tự tin, trầm cảm do bị chọc ghẹo về ngoại hình. Trẻ béo phì cũng có nguy cơ dậy thì sớm làm kìm hãm sự phát triển chiều cao. Về lâu dài, thừa cân, béo phì còn khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm khác. Do đó mẹ cần sớm xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non, phòng tránh trẻ bị béo phì.

Bảng chiều cao - cân nặng chuẩn của trẻ

Cách đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non với người mẹ bận rộn

Đầu tư thời gian cho gia đình luôn là khoản đầu tư “sinh lời” và khiến phụ nữ hạnh phúc nhất. Chính vì vậy, người mẹ cần sắp xếp thời gian hợp lý để có thể cân bằng giữa gia đình, công việc và lịch trình cá nhân.
Đối với con nhỏ, bữa ăn gia đình là cực kì quan trọng. Không chỉ giúp tình cảm gia đình thêm bền chặt, khắng khít, việc ăn cơm cùng bố mẹ còn giúp kiểm soát được cân nặng của trẻ. Trong khi đó, thức ăn mua bên ngoài hoặc được chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo có hại, không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ lẫn chất lượng thực phẩm. Bố mẹ có thể xem thêm 3 yếu tố khiến trẻ béo phì mà cha mẹ cần lưu ý.

Mẹ nên sắp xếp thời gian hợp lý để con có ít nhất 1 bữa ăn gia đình trong ngày

Để có những bữa ăn gia đình chất lượng và đầy đủ thành viên, mẹ hãy chủ động lên kế hoạch theo tuần từ cuối tuần trước và lên kế hoạch của ngày hôm sau vào tối hôm trước. Đi chợ cho cả tuần, chuẩn bị sẵn thức ăn trong tủ lạnh, khi nấu bữa tối của ngày hôm nay hãy chuẩn bị đồ cho tối hôm sau.

Mẹ cũng nên tối giản hóa việc nấu ăn, giảm bớt các món ăn chiên, xào hay mất nhiều công đoạn chế biến, thay vào đó là những món luộc, hấp, ít phải dùng dầu mỡ. Ngoài ra, salad cũng là một món ngon, lành mạnh trong thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non, mẹ có thể thay đổi thành phần qua từng bữa mà vẫn dễ thực hiện, trẻ ăn ngon và không biết chán.
 

Nấu cơm ở nhà, bố mẹ có thể kiểm soát dinh dưỡng cho bữa ăn, giúp con có chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Để đồ ăn vặt không còn là món ăn chính của trẻ

Các nghiên cứu đã chứng minh, trẻ em tiếp xúc với một loại thực phẩm nào đó càng nhiều thì sẽ càng thích món ăn đó hơn. Trong khi đó, trẻ em lại có xu hướng thích thú với những món ăn vặt như: bim bim, trà sữa, kẹo ngọt, nem chua rán,... Đây là những món ăn có hương vị thơm ngon, nhưng giá trị dinh dưỡng cho trẻ thấp gần như bằng 0, thậm chí còn mang lại tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nếu như sử dụng trong thời gian dài.
 
Để tránh tình trạng này, bố mẹ không nên cho trẻ hoàn toàn quyền được tự lựa chọn thức ăn. Mẹ hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non bằng cách sắp xếp và thay đổi thực đơn cân đối, đa dạng mỗi ngày cho trẻ. Bố mẹ hãy cho con vào bếp cùng mình, bởi như vậy có thể giúp tăng sự thích thú của trẻ đối với những món ăn mà con đã tham gia thực hiện, góp phần duy trì bữa ăn gia đình. Ngoài ra, bố mẹ có thể xem thêm Những Lưu Ý Khi Lên Thực Đơn Cho Trẻ Từ 2 - 6 Tuổi nhé!
 

Cho con vào bếp sẽ giúp trẻ tăng sự hứng thú với bữa ăn

Xây dựng chế độ ăn cân bằng bao gồm cả rau xanh và hoa quả

Trẻ nhỏ thường có xu hướng không thích ăn các loại rau - củ - quả, trong khi đó đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non rất cao như: vitamin, khoáng chất, chất xơ cực kì cao, rất tốt cho sự phát triển trí não và tăng cường năng lượng cho trẻ.
Để trẻ thích thú với việc ăn các loại rau - củ - quả, trước tiên mẹ có thể linh hoạt thay đổi cách chế biến. Từ luộc, hấp, xào, nấu canh đến làm nước ép, chiên cùng cơm hoặc làm salad rau củ,…
 

Trẻ thường không hứng thú với rau củ quả, mẹ cần áp dụng chiêu độc lạ để khiến trẻ mê mệt loại thực phẩm này

Ngoài ra, trẻ vốn thích những thứ ngộ nghĩnh và khám phá cái lạ, nên khi chế biến rau củ, mẹ có thể cắt chúng thành các hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để tăng sự thích thú của trẻ đối với các món ăn. Nhờ thế mà trẻ sẽ đồng ý ăn các món rau củ quả rất dinh dưỡng cho trẻ đấy!
Mẹ cũng có thể đưa ra lựa chọn cho trẻ. Thay vì ép trẻ phải ăn rau xào, bí luộc,... mẹ có thể tham khảo ý kiến của trẻ về cách chế biến, hoặc có thể cho trẻ cùng sắp xếp, trang trí món ăn trước khi vào bữa ăn gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy thích thú với những bữa ăn có rau - củ - quả của mẹ.
 

Những món ăn từ rau củ được chế biến đáng yêu và ngộ nghĩnh sẽ kích thích trẻ ăn uống hơn

Để con duy trì cân nặng ở mức an toàn, bố mẹ cần hiểu rõ về tình hình cân nặng của trẻ cũng như những biến chứng mà vấn đề này có thể gây ra cho trẻ. Sự đồng lòng, tin tưởng và tôn trọng giữa các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi và chăm con cũng là yếu tố quan trọng giúp duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non, để trẻ luôn giữ tinh thần thoải mái, vóc dáng ổn định và không tăng cân, hay sụt kí quá mức ổn định.

Thông tin tham khảo:
http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/nhung-loi-khuyen-cho-tre-thua-can--beo-phi.html