MyFeed Personalized Content
Bé từ 0 đến 6 tháng tuổi
Bài viết

Cách chăm sóc con ở những cột mốc đầu đời

12 tháng đầu đời là giai đoạn ghi dấu những “lần đầu tiên” của con, mẹ hãy quan tâm chăm sóc con ở các cột mốc quan trọng này nhé!

4 min để đọc Apr 1, 2017

12 tháng đầu đời là khoảng thời gian rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, bởi giai đoạn này sẽ ghi dấu những “lần đầu tiên” hết sức thú vị với cả bố mẹ và bé đấy nhé! Trong giai đoạn này mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc con trong những năm tháng đầu đời theo từng giai đoạn như sau:

Mách mẹ những cột mốc quan trọng của bé trong năm đầu đời

Chăm sóc con trong năm đầu đời, mẹ cần đặc biệt chú ý các cột mốc quan trọng của bé

Trong những năm đầu đời cân nặng của bé của bé sẽ tăng nhanh chóng, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng cao hơn. Do vậy, khi trẻ được 6 tháng và có những dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm thì mẹ đã có thể cho bé tập ăn dặm với Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Từ 6 Tháng Tuổi để bổ sung dưỡng chất phù hợp cho con.

1 tháng tuổi

  • Chiều cao của bé: tăng khoảng 2,54 cm/ tháng.
  • Cân nặng của bé: tăng khoảng 142 - 198 gram/ tuần.
  • Mẹ nên: kiểm tra cân nặng của bé hằng tuần.

2 tháng tuổi

  • 6 - 8 tuần tuổi: bé có thể nhìn theo chuyển động trong khoảng cách ngắn hơn 25cm.
  • 8 tuần tuổi: bé đã có thể nhận ra những gương mặt thân quen như bố, mẹ, ông, bà,… và nở nụ cười.

3 tháng tuổi

  • Cân nặng của bé: tăng khoảng 113 gram/ tuần.
  • Bé cũng bắt đầu “luyện tập” lật, lẫy. Cú lẫy đầu tiên rất có thể sẽ diễn ra trong thời gian này, mẹ nhớ đừng bỏ lỡ nhé!
  • Mẹ nên: kiểm tra cân nặng của bé 1 tháng/ lần và cho bé chơi trên nệm mềm.

4 - 5 tháng tuổi

  • Bé bắt đầu cứng cáp hơn, có thể cố gắng ngồi vững dù chỉ trong thời gian ngắn.
  • Bé có thể cầm nắm đồ vật xung quanh và… cho vào miệng.
  • Mẹ nên: quan sát kĩ khi bé chơi đùa, chăm sóc con cẩn thận, tránh cho bé chơi những món đồ chơi có kích thước quá nhỏ.

6 tháng tuổi

  • Bé đã ngồi vững và giữ được đầu thẳng, đây là thời điểm tuyệt vời để cho bé tập ăn dặm.
  • Bé có thể di chuyển (bò) nhiều hơn nên bạn cần chăm sóc con cẩn thận với các ổ điện và khu vực cầu thang trong nhà.

7 - 8 tháng tuổi

  • Bé đã bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, có thể kèm theo sốt, biếng bú, bỏ ăn, đặc biệt ở một số bé có cơ địa nhạy cảm. Giai đoạn này mẹ hãy luôn lưu ý đến biểu hiện của con để có những biện pháp chăm sóc con đúng cách nhé!

Chăm sóc con những năm tháng đầu đời ngoài chú ý nhu cầu dinh dưỡng của bé mẹ cũng cần chú ý giúp bé phát triển tư duy, sáng tạo, ngôn ngữ,... Để trẻ phát triển toàn diện mẹ cũng có thể tham khảo thêm Bí Quyết Giúp Bé Phát Triển Toàn Diện IQ Và EQ.

9 - 10 tháng tuổi

  • Bé bắt đầu đứng vững, bạn có thể bắt đầu cho bé tập đi.
  • Tay của bé cũng đã linh hoạt hơn và có thể tự xúc ăn khi bé tập ăn dặm, hoặc vẽ những nét đầu tiên.
  • Mẹ nên: dạy con đúng cách bắt đầu từ các hình khối thông qua những trò chơi như vẽ, chọn đúng hình để bỏ vào hộp,...

11 - 12 tháng tuổi

  • Lúc này, bé đã có thể chập chững đứng, vịn theo tường rồi bước những bước đầu tiên.
  • Những tiếng gọi bố, bà, mẹ đầu tiên cũng có thể bật ra rất đáng yêu trong giai đoạn này, mẹ nhớ đừng bỏ lỡ mà hãy dạy con đúng cách gọi tên từng thành viên trong gia đình nhé.
  • Mẹ nên: chăm sóc con bằng cách kiểm tra kĩ trong nhà để tránh những ổ điện, đồ vật trong tầm tay có thể gây nguy hiểm cho bé.

Trên đây là một số những thay đổi theo từng tháng mà mẹ cần biết để theo dõi trẻ trong 1 năm đầu đời. Tùy vào thể chất của từng bé mà có sự xê dịch đôi chút. Mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng chăm sóc con và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại đạm chất lượng để trẻ phát triển thật khỏe mạnh.

Chăm sóc con trong giai đoạn đầu đời là khoảng thời gian tương đối vất vả. Nên mẹ hãy nhờ người thân, đặc biệt là bố của bé để chăm sóc con tốt nhất trong lúc này mẹ nhé.