Vậy, bố mẹ có thể hỗ trợ thế nào để con hoàn thiện khả năng vận động của mình?
1. Bố mẹ đừng la mắng hay kiềm hãm quá trình vận động của con trong lúc này (nhưng vẫn phải có luật lệ để bé biết rõ những giới hạn, và nguyên tắc hành xử). Bởi vì, thông qua quá trình vận động, bé sẽ phát triển giác quan, ngôn ngữ và suy nghĩ nội tâm, cảm xúc.
2. Hãy luôn khuyến khích bé tự đi bộ với khoảng cách dài nhất có thể được. Không nên quá chăm bẵm con bằng cách cõng, bế hoặc cho bé ngồi xe đẩy, xe hơi thì sẽ dần khiến bé “lười đi” và “lười cả vận động nữa”. Bố mẹ phải nên nhớ rằng rèn luyện vận động hàng ngày là bước đầu tiên để có được em bé thông minh. Đi bộ cũng làm dáng dấp bé đẹp hơn sau này.
3. Một số bài tập, bố mẹ có thể áp dụng cho bé ở giai đoạn này để tăng cường khả năng phản xạ và vận động như mẹ ở xa ném quả bóng cho lăn và bảo con chạy lấy quả bóng. Mới đầu trẻ sẽ chạy theo đường quả bóng lăn, sau đó con sẽ quan sát và dẫn học được kinh nghiệm đoán được hướng đến của quả bóng và chạy đến nhặt quả bóng bằng đường ngắn nhất.
4. Có thể cùng con chạy thi, và quy định khoảng cách là bao nhiêu để cho con chạy. Mới đầu có thể là 3m, dần lên 5m, 10m, 15m. Việc chạy sẽ cho con cơ hội luyện tập việc dùng lực toàn thân để vận động, và tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp.
5. Sau 2 tuổi rưỡi, mẹ có thể cho bé chơi trò nhảy trên tấm đệm đàn hồi, chơi trong nhà banh để bé tập lấy thăng bằng.
6. Hãy khuyến khích bé tự rửa tay, buộc dây giầy, cài cúc áo. Những việc này dù có mất thời gian cũng phải để trẻ tự làm lấy. Vì khi đã làm được thì bé sẽ có được lòng tự tin vào việc mình làm và dần lớn lên từng bước một, có khả năng làm được nhiều việc hơn, học được tinh thần trách nhiệm và hình thành lối sống tự lập.
7. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần rèn cho con tính gọn gàng và khuyến khích con giúp mẹ trong những việc nhỏ hàng ngày như tự sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong, lau bàn phụ mẹ…Qua đó, giúp con phát triển các kỹ năng vận động tinh thần.
BS CK I Thái Thanh Thủy Trưởng khoa Tâm Lý Bệnh viện Nhi Đồng 2