MyFeed Personalized Content
Bé từ 6 - 12 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Tìm hiểu dung tích dạ dày để lên thực đơn cho trẻ

Tìm hiểu dung tích dạ dày sẽ giúp cha mẹ biết cách lên thực đơn cho trẻ phù hợp với lượng thực phẩm trẻ có thể tiêu hóa. 

3 min để đọc Oct 28, 2019

Trẻ em trong giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi có dung tích dạ dày chỉ bằng 1/3 người lớn nên cha mẹ cần có phương pháp cho trẻ ăn đúng cách, và xây dựng thực đơn cho trẻ thích hợp để con phát triển khỏe mạnh.

Dung tích dạ dày của trẻ theo độ tuổi

Theo chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), dung tích dạ dày của mỗi bé thay đổi theo từng giai đoạn trưởng thành. Cụ thể như sau:

  • Trẻ 1 tuần tuổi: 30 - 90 ml
  • Trẻ 1 tháng tuổi: 90 - 150 ml
  • Trẻ 1 tuổi: 200 - 350 ml
  • Trẻ 2 tuổi: 500 ml
  • Trẻ 10 tuổi: 750 - 900 ml

Trên thực tế, kích thước dạ dày mỗi bé là khác nhau, các giá trị ở trên chỉ là trung bình. Tuy nhiên, thông qua những số liệu này, chúng ta có thể nhận ra một điều quan trọng là sức ăn của trẻ con không giống như người lớn.

 

Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có khả năng hấp thu một lượng thức ăn nhất định

 

Dung tích dạ dày thể hiện lượng thực phẩm vừa đủ để đảm bảo tiêu hóa và hấp thu tốt nhất. Hơn nữa, thời gian tiêu hóa thức ăn của trẻ sẽ chậm hơn nhiều. Đặc biệt, trẻ khó tiêu hóa một số chất béo bão hòa hoặc chất đường ngọt. Do đó, trong chế độ ăn của trẻ, việc ép trẻ ăn là không thể bởi vì dạ dày trẻ không có nhiều dung tích thừa. Nếu cha mẹ bắt buộc chỉ làm trẻ chán ghét thức ăn và ảnh hưởng đến sự phát triển dạ dày của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu về dung tích dạ dày để biết cách lên kế hoạch xây dựng thực đơn cho trẻ phù hợp theo từng độ tuổi. Ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm bài viết Chăm Sóc Dinh Dưỡng Cho Trẻ Biếng Ăn để bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bé. 

Cách xây dựng thực đơn cho trẻ trong ngày

Để xây dựng thực đơn cho trẻ trong ngày hợp lý, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Viết ra giấy liều lượng bé ăn vặt trong ngày. Đôi lúc thực hiện xong cha mẹ sẽ biết được rằng trẻ ăn nhiều hơn mình nghĩ.
  • Nếu thực sự trẻ không ăn gì, kể cả các món ăn vặt thì cha mẹ nên xem xét lại chế độ ăn của trẻ với lượng sữa, nước trái cây mà trẻ đã uống, cùng khả năng tiếp thu của dạ dày.
  • Cha mẹ nên bình tĩnh, thư thái về vấn đề kén ăn của trẻ và tiếp tục kiên nhẫn giới thiệu bữa ăn hằng ngày, thay đổi mì nui bún (khi trẻ không thích cơm cháo), biến tấu các món ăn cho trẻ với màu sắc, hình dạng thú vị. Nếu có dịp, cha mẹ nên khuyến khích trẻ cùng trang trí món ăn cho trẻ, hoặc để trẻ chọn món ăn sắp xếp trên bàn. Để bổ sung đủ dinh dưỡng cho bé mẹ cũng có thể tham khảo Gợi Ý List Thực Phẩm Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Trẻ.
  • Không nên tăng lượng sữa trong chế độ ăn cho trẻ quá 500ml một ngày. Giai đoạn trẻ không muốn ăn sẽ sớm qua đi một cách nhẹ nhàng và trẻ sẽ ăn trở lại nếu trẻ không thấy áp lực nào từ cha mẹ.
     

Cha mẹ nên theo dõi lượng ăn vặt mỗi ngày của trẻ để thực đơn cho trẻ hợp lý

 

Hiểu rõ dung tích dạ dày và biết cách điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp là cách để cha mẹ lên thực đơn cho trẻ trong ngày hợp lý