Mẹ gặp vấn đề khi cho bé bú? Mẹ hãy thử áp dụng những biện pháp sau nhé
Với những người lần đầu tiên làm mẹ, bạn cần thời gian và cả sự kiên nhẫn để thực hiện thiên chức nuôi con bằng sữa mẹ một cách thuần thục. Hãy cùng Nestle tìm hiểu những vấn đề thường gặp khi cho con bú và các giải pháp mẹ có thể áp dụng trong từng trường hợp nhé.
Đau núm vú
Đây là vấn đề các mẹ thường gặp phải vào những ngày đầu sau khi sinh. Nguyên nhân có thể là vì tư thế mẹ cho bé bú không thích hợp, bé bú mạnh vì đã quen bú bình, hoặc do mẹ dùng máy hút sữa có kích cỡ không phù hợp với bầu ngực của mẹ. Vậy mẹ nên làm gì? Có rất nhiều cách để mẹ khắc phục tình trạng này.
Những giải pháp cơ bản:
- Mẹ nên bế bé mỗi khi cho bé bú. Nếu bé khóc và căng thẳng mỗi khi bú thì việc được mẹ ôm ấp, vỗ về cũng sẽ giúp xoa dịu bé.
- Mẹ hãy đợi đến khi bé dịu lại và bắt đầu nhìn xung quanh. Đây là thời điểm thích để hướng dẫn bé bú mẹ.
- Mẹ hãy thử cho bé bú ở nhiều tư thế khác nhau như kiểu "bế võng" hoặc bế kiểu "ôm bóng bầu dục". Trong hai tư thế này, bé luôn được nâng đỡ phần đầu và phần cổ , như thế bé sẽ thoải mái và nút sữa được nhiều hơn.
- Nếu mũi bé bị ép sát vào ngực mẹ, mẹ hãy hạ thấp bé xuống một chút để mũi bé được thoải mái và cằm bé tiếp xúc với ngực mẹ, như thế bé sẽ bú sữa tốt hơn. Mẹ cũng không nên để đầu bé quá ngiêng vào trong hoặc quá nghiêng ra sau.
- Mẹ nên cho bé bú ngay sau khi lọt lòng để giảm thiểu việc bé từ chối bú mẹ do bé đã quen với ti giả.
- Mẹ hãy chú ý khéo léo đỡ bé rời khỏi ngực khi cần cho bé ngưng bú - tuyệt đối không bao giờ rút bé ra khỏi ngực khi bé đang mút. Mẹ có thể khiến bé ngưng bú bằng cách đặt ngón tay vào giữa ngực mẹ và lợi của bé, và sau đó từ từ mẹ đỡ bé ra khỏi ngực.
- Mẹ nhớ vắt ra vài giọt sữa mẹ và xoa đều lên núm vú và quầng vú sau mỗi cữ bú của bé để giúp bảo vệ và làm mềm núm vú. Mẹ cũng nên lau khô núm vú sau mỗi lần cho bé bú.
- Nếu mẹ cảm thấy không thoải mái với máy hút sữa đang dùng, hãy kiểm tra xem kích cỡ của máy có phù hợp với bầu ngực của mẹ không. Nếu không thì nên nhờ chuyên gia tư vấn tìm máy khác có kích cỡ phù hợp hơn.
- Mẹ nên mặc áo ngực dành cho mẹ mới sinh con chất liệu vải cotton kết hợp áo rộng vừa thoải mái và thuận tiện khi cho bé bú.
- Nếu mẹ bị đau đầu vú do áo ngực hoặc quần áo chạm vào, mẹ nên dùng miếng che ngực với phần mở nơi đầu vú rộng để thoáng khí và tránh được sự cọ sát giữa quần áo và đầu ngực.
Tắc sữa
Mẹ thường bị tắc sữa với triệu chứng ngực sưng và cứng hơn vào những ngày đầu hậu sản, nguyên nhân là vì mẹ không cho bé bú hoặc cho bé bú không thường xuyên, tiết quá nhiều sữa, cách rút sữa của mẹ không hiệu quả, dùng sữa ngoài, cai sữa nhanh và đột ngột, hoặc bị sưng phù vú.
Những giải pháp cơ bản:
- Giảm áp lực vùng ngực càng sớm càng tốt bằng cách cho bé bú, vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa. Nếu ngực mẹ quá căng, bé sẽ không thể bú đuợc, vì thế mẹ nên vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa truớc.
- Mẹ hãy cho bé bú cách hai tiếng một lần, vừa giúp mẹ duy trì nguồn sữa dồi dào cho bé, vừa giúp phòng tránh việc tắc sữa. Mẹ nên nhớ rằng bé sơ sinh cần được bú ít nhất là từ 8 - 12 lần trong vòng 24 tiếng.
- Mẹ nên tắm nuớc ấm hoặc đặt một miếng khăn ấm lên ngực.
- Nếu bé bú không đủ lâu để giúp ngực mẹ bớt căng thì mẹ nên dùng máy hút sữa cho đến khi mẹ cảm thấy thoải mái
- Mẹ nên chuờm lạnh cho hai bên ngực giữa các cữ bú.
- Nếu tay và hoặc mắt cá mẹ bị sưng tấy vì tích trữ quá nhiều chất lỏng thì ngực cũng có thể bị sưng lên vì lý do tương tự.
- Mẹ hãy cố gắng rút càng nhiều sữa ra khỏi quần vú và núm vú càng tốt. Hãy đặt các ngón tay và ngón cái vào đầu núm vú và ấn núm vú vô ngực khoảng một phút. Cách này sẽ giúp núm vú mềm hơn và việc cho bé bú hoặc rút sữa sẽ hiệu quả hơn.
Đau nhói ngực
Mẹ phải chịu những cơn đau nhói ngực vì ngực mẹ lúc này đang điều chỉnh cho bé bú.
Những giải pháp cơ bản:
- Nếu những cơn đau nhói chỉ kéo dài vài giây và chỉ diễn ra khi bé bắt đầu bú thì mẹ không nên lo lắng, đó là dấu hiệu cho thấy sữa mẹ đang "chảy xuống"
Đau ngực
Mẹ cảm thấy đau ngực trong vài ngày đầu? Ngực căng nhưng không sưng trong những ngày đầu hậu sản là vì quá trình chuyển hóa từ sữa non sang sữa trưởng thành - mất khoảng từ 2 đến 5 ngày sau khi sinh. Mẹ nên gọi bác sĩ nếu ngực quá đau, nóng, da bị rộp đỏ một mảng hoặc mẹ cảm thấy như bị sốt (nhiệt độ cơ thể mẹ vượt quá 38 độ). Những triệu chứng đó cho thấy có thể mẹ đã bị viêm ngực và cần điều trị bằng thuốc.
Những giải pháp cơ bản:
- Nhẹ nhàng mát-xa phần trên của ngực.
- Chườm khăn ấm hoặc khăn mát.
- Cho bé bú thường xuyên - tối thiểu 8 đến 12 lần trong vòng 24 giờ.
- Đảm bảo bé được bế đúng tư thế khi cho bú.
- Mẹ nên kiểm tra xem miệng bé có ngậm hết núm vú & phần lớn khu vực quanh núm vú, và lưỡi bé nằm bên dưới quầng vú. Khi mẹ muốn bé ngưng bú, mẹ nên nhớ ngăn bé nút bằng cách nhẹ nhàng đặt ngón tay vào giữa núm vú và lợi của bé.
Sữa tuôn nhanh
Sữa ra nhanh có thể khiến bé bị sặc, ho, ọc sữa và có khi còn đẩy bé ra khỏi ngực mẹ. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này có thể là do tác động của hooc môn hoặc do tuyến sữa hoạt động quá mức.
Những giải pháp cơ bản:
- Tăng khả năng kiểm soát nguồn sữa của bé bằng cách điều chỉnh tư thế cho bé bú thành kiểu ôm bóng dọc, bế nằm ngang hoặc cho bé nằm tựa lưng khi bú.
- Hút bớt sữa trước khi cho bé bú.
- Dùng miếng che ngực như một miếng chắn giúp ngăn chặn sữa tuôn nhanh cũng là một giải pháp cho mẹ. Việc lựa chọn miếng che ngực thích hợp rất quan trọng, vì thế mẹ nên trao đổi với chuyên viên tư vấn trước khi sử dụng để tránh những lo lắng ngoài lề do sử dụng không đúng cách.
Nứt núm vú
Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ đôi khi có thể khiến núm vú của mẹ bị nứt và mềm đi do những điều chỉnh trong cơ thể để thích nghi với việc cho bé bú; hoặc do mẹ lau chùi núm vú bằng xà bông hoặc những chất xúc tác làm khô như cồn.
Những giải pháp cơ bản:
- Mẹ thử dùng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ (loại không chứa mỡ lông cừu, và có thành phần làm mềm da tự nhiên) để xoa dịu các vết nứt và làm mềm ngực.
- Nhẹ nhàng rửa ngực và núm vú với xà bông dịu êm và nước, và không nên lạm dụng xà bông hoặc sử dụng cồn để xoa bóp ngực, như thế sẽ khiến cho da bạn càng khô và nứt nẻ hơn.
- Mẹ nên xoa ít sữa mẹ lên núm vú và để sữa khô tự nhiên.
- Đặt một miếng gel đệm bên trong áo ngực để tránh sự cọ sát. Các miếng đệm sẽ khiến da mẹ mát lạnh khi tiếp xúc.
Tắc ống dẫn sữa
Nếu mẹ bị sưng vùng ngực hoặc bất kỳ vùng nào dưới cánh tay đều có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị tắc ống dẫn sữa. Một vài nguyên nhân gây ra việc tắc ống dẫn sữa là: cho bé bú không đủ (hoặc không cho bé bú), mô sẹo trong ngực, áo ngực không dây, áo ngực hoặc áo lót quá chật, cho bé bú cùng một tư thế cho tất cả các cử bú hoặc do bịt lỗ thoát sữa.
Những giải pháp cơ bản
- Làm nóng vùng bị tắc bằng cách tắm nước nóng hoặc dùng khăn ấm để đắp.
- Mát xa ngực và nặn sữa mẹ bằng tay khi ngực vẫn còn ấm.
- Mẹ nên cho bé bú bên ngực đang bị đau trước và cố gắng khuyến khích bé bú bên đó càng lâu càng tốt.
- Luân phiên thay đổi tư thế cho bé bú,
- Tránh mặc áo ngực chật hoặc áo ngực có gọng, vì sẽ ngăn dòng chảy của sữa.
- Nếu các vùng sưng do tăc sữa đó vẫn còn và tiếp tục lan rộng, mẹ có thể bị viêm ngực và sốt, lúc này mẹ hãy đến khám bác sĩ ngay nhé.
Sữa xuống chậm
Nếu sữa mẹ xuống chậm hơn 10 phút có thể là vì mẹ đang bị áp lực, lo lắng về việc cho bé bú hoặc ngồi cho bé bú ở tư thế không thoải mái, cũng có thể do mẹ đang phải chịu những cơn đau khi cho bé bú.
Những giải pháp cơ bản:
- Mẹ nên thư giãn bằng cách ngâm nga một bài hát, đọc một quyển sách hoăc từ từ nói chuyện với bé mỗi khi cho bé bú.
- Nhẹ nhàng mát-xa ngực bằng tay trước khi đặt bé vào ngực.
- Mẹ nên cho bé bú trong môi trường yên bình, không căng thẳng
- Điều chỉnh tư thế cho bé bú sao cho thật thoải mái.
Chảy sữa
Ngực mẹ chảy sữa giữa mỗi cữ bú có thể là do gần tới giờ cho bé bú hoặc do kích thích của nội tiết tố trong cơ thể mẹ khi nghe tiếng bé khóc.
Những giải pháp cơ bản:
- Dùng miếng lót thấm hút sữa để trong áo ngực. Mẹ đừng quên thay miếng lót thường xuyên nhé. Miếng lót sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, và các loại vi khuẩn rất dễ phát sinh trong môi trường ẩm vả nóng!
- Tự tạo một số áp lực lên núm vú để hạn chế việc chảy sữa.
Giảm lượng sữa
Có một vài nguyên nhân khiến nguồn sữa của mẹ bị giảm mà không hề liên quan gì đến khả năng sản xuất đủ sữa của cơ thể mẹ. Những nguyên nhân đó bao gồm:
- Bổ sung sữa công thức cho bé
- Mẹ trở lại làm việc
- Do tác dụng phụ của thuốc
- Áp lực
- Mẹ bị thiếu nước.
Những giải pháp cơ bản:
- Cho bé bú thêm cữ hoặc hút thêm một cữ sữa để dành cho bé
- Nên bế bé, tiếp xúc trực tiếp với bé giữa mỗi cữ bú.
- Thực tập mát-xa trước và trong khi cho bé bú.
- Cố gắng thư giãn cùng với bé và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Thư giãn, thoải mái và uống nhiều nước.
Nguồn sữa quá nhiều
Biểu hiện của tình trạng này là ngực mẹ vẫn luôn căng và không hề bớt đi mỗi khi cho bé bú no, sữa vẫn chảy sau khi bé rút ra khỏi ngực mẹ, bé có thể cảm thấy không thoải mái sau khi ngậm ti mẹ chì vài phút và bé thường xuyên tự rút ra khỏi ti mẹ.
Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do nội tiết tố bên trong cơ thể, mẹ hút sữa quá nhiều, cơ thể còn đang dần điều chỉnh mỗi khi cho bé bú để sản xuất lượng sữa thích hợp, thường quá trình này kéo dài từ 4 đến 6 tuần hậu sản.
Những giải pháp cơ bản:
- Tăng khả năng kiểm soát nguồn sữa của bé bằng cách điều chỉnh tư thế cho bé bú sang tư thế ôm bóng thẳng đứng, bế bé nằm nghiêng hoặc cho bé nằm dựa lưng khi bú.
- Cho bé bú trọn một bên ngực, bên ngực còn lại dùng máy hút sữa ra để tạo sự thoải mái cho mẹ giữa mỗi cử bú của bé. Mẹ chỉ cần tốn khoảng một phút để hút sữa trong trường hợp này mà thôi.
- Tiếp tục cho bé bú bên phần ngực ở cữ bú trước nếu mẹ cảm thấy bé thích phần ngực bên đó, sau đó hãy đổi cho bé bú sang phần ngực bên kia ở cữ bú tiếp theo.
Bé gặp khó khăn khi bú sữa
Bé mở miệng ngậm ti mẹ nhưng lại không chịu nút. Nguyên nhân phổ biến là do bé đã quen với việc bú bình, quen với núm ti nhẵn, đầu vú của mẹ bị thụt vào trong hoặc là do bé qúa buồn ngủ.
Những giải pháp cơ bản:
- Không nên cho bé bú bình và dùng ti giả trong ba đến bốn tuần đầu để mẹ có thể định hình việc bú mẹ cho bé.
- Tiếp xúc trực tiếp với bé giữa mỗi cữ bú càng nhiều càng tốt để giúp bé có giấc ngủ sâu và được nghỉ ngơi nhiều hơn đồng thời giúp bé hứng thú với cữ tiếp theo hơn.
- Nặn ra một ít sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa trước khi cho bé bú để làm mềm quầng vú và điều chỉnh lượng sữa chảy, như thế bé có thể nhận được lượng sữa phù hợp với bé ngay từ lúc bắt đầu.
- Mẹ nên thử nhiều tư thế cho bé bú khác nhau.
- Mẹ nên cân nhắc việc dùng núm vú giả hoặc cho bé bú bình bằng nguồn sữa mẹ vắt ra. Mẹ nên trao đổi với chuyên viên tư vấn về cách sử dụng phù hợp. Cách dùng không phù hợp có thể gây ra thêm nhiều lo lắng cho mẹ.