1/ Dị ứng đạm sữa bò là gì, ảnh hưởng thế nào đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ?
Dị ứng đạm sữa bò gây ra bởi hệ miễn dịch của bé phản ứng với thành phần đạm có trong sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là có hại cho cơ thể, từ đó sản xuất ra các kháng thể miễn dịch IgE có tác dụng trung hòa các protein này (chất gây dị ứng).
Những triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng tuổi đầu tiên và sẽ thuộc 1 trong 2 kiểu biểu hiện: Phản ứng dị ứng nhanh hoặc chậm. Trong đó biểu hiện phản ứng dị ứng chậm là thể lâm sàng thường gặp.
Dị ứng đạm sữa bò xảy ra từ vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa bò như phô mai, váng sữa, sữa chua...Bé sẽ có các biểu hiện dị ứng như sau:
Cơ quan |
Triệu chứng |
---|---|
Da |
– Viêm da cơ địa (chàm) |
Tiêu hóa |
– Thường xuyên trào ngược và nôn trớ |
Hô hấp |
– Sổ mũi, viêm mũi dị ứng, ho kéo dài, khò khè kéo dài (không liên quan đến tình trạng nhiễm trùng) _ Viêm tiểu phế quản trẻ nhũ nhi, hen suyễn |
Toàn thân |
– Mệt mỏi kéo dài hay đau quặn (>3 giờ mỗi ngày/ kích thích) ít nhất 3 ngày trong 1 tuần, kéo dài trên 3 tuần |
Một số trường hợp, triệu chứng dị ứng đạm sữa bò sẽ xuất hiện chậm (sau 48 giờ ). Do đó, bố mẹ cần theo dõi, nếu thấy con có một hoặc nhiều triệu chứng trên có thể kèm theo tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa bò thì nên đưa con đi khám để được chẩn đoán kịp thời. Nếu con bị dị ứng đạm sữa bò thì cần phải loại bỏ sữa bò cũng như các chế phẩm từ sữa bò khỏi thực đơn, chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể yên tâm khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 85% trẻ trước đây bị dị ứng đạm sữa bò sẽ hết dị ứng hẳn khi được 3 tuổi.
2/ Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần thay đổi thế nào khi con bị dị ứng đạm sữa bò?
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
● Hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau đó kéo dài càng lâu càng tốt, mẹ nhé. Trong trường hợp, mẹ cho con bú nhưng con có biểu hiện dị ứng thì mẹ vẫn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn loại bỏ đạm sữa bò (sữa đặc, sữa tươi, phô mai…), một số trường hợp cần kiêng cả trứng và đậu nành. Khi bỏ sữa bò khỏi thực đơn thì mẹ cũng cần bổ sung vitamin D, canxi theo chỉ định để đảm bảo chất lượng sữa mẹ, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Với trẻ trên 6 tháng tuổi và trẻ không có may mắn được bú sữa mẹ:
● Nên lựa chọn các loại sữa công thức thay thế có thành phần đạm là đạm thủy phân toàn phần trên bao bì có ghi “Hypoallergenic formula” (công thức giảm dị ứng), “Extensively hydrolyzed formula” (công thức thủy phân tích cực).
● Bé dị ứng đạm sữa bò có thể dị ứng chéo với đạm sữa của các động vật khác như dê, cừu… hoặc dị ứng đạm đậu nành. Vì vậy, bố mẹ không nên tự ý đổi sữa cho con mà cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi – Dinh dưỡng để có được sự tư vấn dinh dưỡng tốt nhất cho bé.
● Trên 6 tháng tuổi, bé bắt đầu ăn dặm. Do dị ứng đạm sữa bò nên thực đơn ăn của bé cũng phải tránh các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa bò như váng sữa, sữa chua, phô mai, cheese, bơ, kem....Tuy nhiên, do sữa là thực phẩm giàu canxi nên mẹ cần tham vấn bác sĩ để bổ sung canxi, đạm cho con qua các nguồn thực phẩm thay thế khác.
Mến chúc các bé luôn vui khỏe mỗi ngày để phát triển trọn tiềm năng!
Hiệu đính Bác sĩ: ThS.BS Đỗ Thị Mộng Hoàng – Bộ môn Nhi Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1