MyFeed Personalized Content
Thông tin chuẩn cho mẹ&bé từ 6 - 12 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Cho bé ăn dặm đúng cách, không lo béo phì

Cho bé ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé và tăng nguy cơ trẻ béo phì đấy, xem để biết vì sao nha mẹ ơi!

4 min để đọc Nov 19, 2019

Mong cho con lớn nhanh, khoẻ mạnh và cứng cáp là mong muốn của mọi bố mẹ. Tuy nhiên, việc cho bé ăn dặm sớm lại không hề giúp con cứng cáp hơn như nhiều người vẫn nghĩ mà còn gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, hệ tiêu hoá và nghiêm trọng hơn là tăng nguy cơ trẻ béo phì nữa đấy.

Dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của bé chưa sản xuất được các enzyme giúp phân tách tinh bột hiệu quả. Vì thế, nếu cho bé ăn dặm sớm thì bé không thể tiêu hoá được bột dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. Bé no nhưng lại không hấp thu được dinh dưỡng từ thức ăn dặm.

Cho bé ăn dặm sớm sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu đến trẻ

 

Cho bé ăn dặm sớm dễ bị béo phì

Kích thước dạ dày của bé lúc này cũng còn nhỏ, khi chưa tiêu hoá được hết tinh bột trong cữ ăn dặm sớm, bé cũng vẫn no và không thể bú mẹ tiếp được. Nếu mẹ vẫn cố ép bé bú sẽ làm tăng nguy cơ ói, ọc vì dạ dày bé không chứa nổi lượng thức ăn và sữa nhiều đến thế. Trong khi đó, dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn tốt nhất đối với bé. Khi lượng sữa mẹ bé bú mỗi ngày bị giảm, bé sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Tuy bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng nhưng lượng tinh bột không tiêu hoá được từ thức ăn dặm lại được cơ thể tích luỹ thành năng lượng thừa dưới dạng mỡ, khiến bé tăng cân, bụ bẫm hơn. Nhưng việc tăng cân này không hề tốt mà là dấu hiệu của trẻ béo phì hay còn gọi là suy dinh dưỡng thể bụ, tức là bé vẫn đạt chuẩn cân nặng, thậm chí cao hơn nhưng thật ra lại bị suy dinh dưỡng. Việc trẻ béo phì từ giai đoạn ăn dặm sẽ gây những ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bé sau này, bé dễ bị kéo dài tình trạng béo phì cho đến khi lớn hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Cho bé ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm để bé phát triển tốt nhất

 

Hãy luôn cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Chính vì thế, để giúp bé phát triển khỏe mạnh, hãy luôn cho bé ăn dặm đúng thời điểm khi tròn 6 tháng theo khuyến cáo của WHO. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi trẻ 6 tháng tuổi, hoặc khi có dấu hiệu sẵn sàng. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn trước 17 tuần tuổi. Đồng thời mẹ cũng nên lưu ý kết thúc thời gian cho bé ăn dặm khi 24 tháng tuổi. Kéo dài thời gian cho bé ăn dặm có thể dẫn đến vài rắc rối như: trẻ chậm nhai, khó hòa nhập với trường lớp do có chế độ ăn khá. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Cách Nhận Biết Thời Điểm Cho Bé Ăn Dặm

Các hương vị Lúa Mì Sữa và Gạo Lức Trộn Sữa từ Nestlé CERELAC với hương vị gần giống sữa mẹ sẽ giúp bé khởi đầu hành trình ăn dặm thật suôn sẻ đấy. Bột ăn dặm Nestlé CERELAC mềm mịn, thơm ngon, dễ tiêu hóa với nguyên liệu ngũ cốc tinh chọn. Không những vậy, bột ăn dặm Cerelac còn kết hợp 18 vitamin & khoáng chất giúp tăng cường phát triển khỏe mạnh của bé và giúp đáp ứng 50% lượng sắt hằng ngày cho bé giúp hỗ trợ phát triển trí não. Và với đa dạng hương vị dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể dùng bột ăn dặm Nestlé CERELAC để mang đến cho con thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng đó!


Bài viết được tham khảo ý kiến của: BS. Từ Thị Mỹ Liên - Chuyên gia Dinh dưỡng Nestlé.
 

Cho bé ăn dặm đúng cách, không lo béo phì