MyFeed Personalized Content
Thông tin chuẩn cho mẹ & bé từ 12 - 24 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Phòng tránh trẻ béo phì cần bắt đầu từ sớm!

Tỷ lệ trẻ béo phì ở Việt Nam ngày càng tăng đã dấy lên nỗi lo lắng ở nhiều phụ huynh. Vậy mẹ đừng bỏ qua những lưu ý sau để phòng tránh trẻ béo phì ngay từ khi còn nhỏ nhé.

5 min để đọc Nov 26, 2019

Trong năm đầu đời, để bé có thể phát triển chiều cao đạt mức 25cm và cân nặng tăng gấp 3 lần so với khi vừa sinh, bé con của mẹ cần rất nhiều năng lượng trong suốt 1 năm đầu đời. Tốc độ tăng trưởng thần kỳ này sẽ chậm lại khi trẻ bắt đầu tập đi. Thân hình mũm mĩm với 2 bầu má phúng phính sẽ dần biến mất và thay thế thành một thân hình gọn gàng hơn. Đến khi 6 hoặc 7 tuổi, trẻ sẽ trải qua giai đoạn "tăng trưởng nhảy vọt" khi chiều cao của trẻ chững lại và cân nặng lại phát triển nhanh hơn.

 

Vậy vấn đề là do đâu? Ở một số trẻ, giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt xảy ra sớm hơn khi trẻ khoảng 3 tuổi và đây được xem là dấu hiệu của béo phì. Trong trường hợp này, mẹ nên hướng dẫn trẻ xây dựng một chế độ sinh hoạt cân bằng và lành mạnh để phòng ngừa trẻ béo phì nhé.

 

Các nguyên nhân chính khiến trẻ thừa cân và béo phì

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ béo phì đã đạt mức báo động trong một vài năm gần đây. Trẻ béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

  • Chế độ ăn uống nhiều chất béo.
  • Trẻ ăn vặt không kiểm soát.
  • Những trẻ vận động ít, chỉ nằm nhà xem tivi, chơi điện tử có nguy cơ bị béo phì.
  • Do di truyền

 

Trẻ béo phì không chỉ gặp vấn đề về sức khoẻ mà trẻ còn bị ảnh hưởng về tâm lý. Bé cảm thấy tự ti và khó chấp nhận về vẻ ngoài quá khổ của mình. Không những thế, bé có thể trở thành tâm điểm của sự chú ý cũng như bị đem ra làm trò đùa trong lớp học. Thế nên, mẹ hãy tìm cách ngăn chặn những rủi ro trên ngay khi nhận thấy dấu hiệu trẻ béo phì nhé.

Làm sao để biết trẻ béo phì?

Hình minh họa cách phòng tránh bệnh béo phì cho trẻ

Nhiều mẹ thấy bé tròn tròn, mũm mĩm nhưng không nghĩ rằng trẻ có nguy cơ bị béo phì. Tuy nhiên, mẹ cần để ý đến những dấu hiệu sau để có hướng xử lý kịp thời nhé:

  • Khi tốc độ tăng trưởng của bé vượt quá mức trung bình quốc gia.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI = cân nặng/chiều cao2) vượt quá 19 khi trẻ 3 tuổi và lúc trẻ 6-7 tuổi.
  • Giai đoạn tăng trưởng vượt trội (cân nặng phát triển nhanh hơn chiều cao) xảy ra sớm, ngay khi bé chỉ mới 3 tuổi thay vì là 6 hay 7 tuổi.

 

Nếu bé mắc phải những dấu hiệu trên, mẹ hãy cho bé đến gặp bác sĩ để có thể theo dõi và kiểm soát chặt chẽ nguy cơ trẻ béo phì trong tương lai nhé.

 

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh phòng ngừa trẻ béo phì

Hình minh họa cách phòng tránh bệnh béo phì cho trẻ

Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng thực hiện các biện phòng chống béo phì càng sớm (trước 2 tuổi) thì hiệu quả sẽ càng cao hơn. Nhiều mẹ thắc mắc làm sao để bé vẫn thoải mái khi ăn uống nhưng với khẩu phần ăn hợp lý. Rất đơn giản, mẹ hãy kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý và đa dạng cho bé và gia đình. Quan trọng nhất là gia đình cần tuân thủ nguyên tắc 4 bữa ăn mỗi ngày, ăn từ tốn, chậm rãi và phải ăn đúng bữa nhé.

 

Trong chế độ dinh dưỡng, mẹ cần đảm bảo bé hấp thu đủ canxi (từ sữa mẹ hoặc sữa công thức) vì đây là nguồn thức ăn cơ bản và cần thiết cho bé. Mỗi ngày, mẹ nên cho bé ăn 2-3 phần rau củ, trái cây. Để các cơ quan trong cơ thể bé hoạt động nhịp nhàng, các khẩu phần protein (thịt, cá, trứng,...) cần được tuân thủ theo lượng khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng mẹ nhé. Nguồn carbohydrate trong mì ống, ngũ cốc, cơm,.. là loại carbs tiêu hoá chậm giúp bé no lâu và tránh ăn vặt giữa các bữa ăn, nên rất có ích trong việc ngăn ngừa trẻ béo phì trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ.

 

Nếu bé muốn ăn thêm bữa phụ giữa các cữ ăn, mẹ có thể cho bé ăn nhẹ thêm. Đặc biệt, chỉ cho bé uống nước có ga hay bánh kẹo ngọt trong những dịp quan trọng như tiệc, buổi họp mặt trong gia đình...

Để giúp bé tiêu đốt năng lượng, mẹ có thể rủ bé đi bộ chung hoặc khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể chất. Mẹ biết không, tập thể dục không chỉ phòng ngừa trẻ béo phì mà còn giúp trẻ ngủ ngon hơn đấy.

 

Nguồn: http://sante-medecine.commentcamarche.net

 

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết hữu ích để tránh bệnh béo phì ở trẻ:

Bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ béo phì

Phân bổ dinh dưỡng cho trẻ từ 2 - 6 tuổi

Lượng ăn ước lượng một ngày cho bé