MyFeed Personalized Content
Bé từ 6 - 12 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Mẹ Đã Biết Gì Về Cân Nặng Chuẩn Của Bé

Xem ngay nội dung dưới đây để hiểu đúng về cân nặng chuẩn của bé. Những thông tin từ chuyên gia sẽ giúp mẹ an tâm và biết cách chăm sóc bé tốt hơn.

6 min để đọc Oct 18, 2019

Theo chuyên gia Anh Nguyễn, cân nặng là một phần trong các đánh giá tăng trưởng của bé. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất để cho thấy bé không phát triển tốt. Mẹ cần hiểu đúng về cân nặng chuẩn của bé mới có thể chăm sóc tốt và giúp bé phát triển toàn diện.
 

Cân nặng nào là chuẩn cho bé?

Cân nặng nào là chuẩn cho bé?

Nếu bạn đang nuôi con nhỏ, chắc chắn bạn sẽ thường xuyên được nghe những câu khen ngợi hoặc hỏi thăm từ những người xung quanh: “Ôi con bạn bụ bẫm quá!”; “Sao con bạn ốm thế?”; “Bé ăn ít thế này làm sao giúp bé tăng cân được?”. Có thể thấy, cân nặng của bé là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ, ông bà và hầu hết tâm lý chung của mọi gia đình là muốn con mình được béo khỏe, làm thế nào để giúp bé tăng cân nhanh.

Tuy nhiên, nói về vấn đề này, bác sĩ Anh Nguyễn (hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester, Anh) lại có quan điểm khác. Anh cho biết: “Giá như tôi có thể nói điều này với tất cả các bạn: trong thực hành, chúng tôi có thể dễ dàng làm các bé trở nên mập mạp theo ý ông bà cha mẹ, nhưng cân nặng tăng là điều chúng tôi lo lắng nhiều hơn vì nó gắn liền với nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Ví dụ, chậm phát triển vận động như bò và đi lại thường gặp ở các bé cân nặng lớn.”

“Cân nặng của bé không phải là yếu tố duy nhất thể hiện bé phát triển tốt" - Chuyên gia Anh Nguyễn

Chuyên gia cũng có những chia sẻ chi tiết về vấn đề cân nặng chuẩn của bé để các mẹ hiểu hơn về các tiêu chuẩn cân nặng của bé và hỗ trợ các mẹ trong việc đánh giá hiện trạng cân nặng:


Cân nặng là một phần trong đánh giá tăng trưởng của bé. Nó thể hiện mức độ hấp thu chất dinh dưỡng và mức độ phát triển bình thường của các cơ quan. Đồng thời cân nặng cũng là biểu thị phản ánh trạng thái bệnh lý hay bình thường của bé.


Tuy nhiên, cân nặng không phải là yếu tố duy nhất để cho thấy bé không phát triển tốt. Cân nặng cũng không phải lúc nào cũng tăng đều đều và gấp đôi như mới sinh. Và hơn nữa, cân nặng giữa các bé là khác nhau, sự so sánh cân nặng của bé này với bé khác là việc làm vô nghĩa vì mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau. Đánh giá trong tăng trưởng của bé, các chuyên gia dinh dưỡng Anh dựa vào rất nhiều yếu tố như chiều cao, chế độ ăn của bé, hoạt động thể chất của bé, phản xạ chứ không đánh giá chỉ qua cân nặng của bé.

Hiểu sai về cân nặng và tác hại lên bé

Hiểu lầm 1: Bé ăn không đủ chất dinh dưỡng


Không ý thức tốt về phát triển cân nặng chuẩn của bé, cha mẹ có tâm lý là bé ăn không đủ chất dinh dưỡng. Tâm lý này đã làm nhiều cha mẹ cố tìm nhiều cách cho bé ăn, lừa bé ăn vô thức để giúp bé tăng cân.


Hậu quả là bé sẽ bị biếng ăn không hồi phục (đến 4 tuổi), hoặc biếng ăn giai đoạn (từng cơn), bị béo phì, các rối loạn tiêu hóa, suy thận, tâm lý và não bộ mất cân bằng. Đó là thông điệp Gs.Bs. Valerie, Viện dinh dưỡng Nhi Khoa Canada đã nhấn mạnh.

Không ý thức tốt về cân nặng của bé, cha mẹ nghĩ bé thiếu dinh dưỡng

Hiểu lầm 2: Cho bé ăn dặm quá sớm/ Cho bé ăn thực phẩm gắn mác tăng cân


Tâm lý lo lắng về cân nặng của bé làm cha mẹ giới thiệu thức ăn dặm quá sớm cho bé (trước 5.5 tháng tuổi). Hoặc cho bé ăn bất cứ món nào bé có vẻ hào hứng đôi dịp (Ví dụ như bánh kẹo, sữa thêm đường, thức ăn làm sẵn, bánh ăn dặm làm sẵn). Và tư tưởng nghĩ rằng ăn miếng nào hay miếng đó là một tư tưởng không đúng. Mẹ có thể tham khảo thêm Khi Nào Thì Trẻ Bắt Đầu Ăn Dặm (Hyperlink bài STT 165) để cho trẻ ăn dặm đúng cách nhé!

Thêm nữa mẹ sẽ cho bé ăn các thức ăn gắn mác là giúp bé tăng cân (Ví dụ như tổ yến, chim bồ câu, nước chiết giá đỗ).

Hậu quả: Khiến trẻ biếng ăn là tất yếu, nguy cơ dị ứng và viêm da cơ địa rất cao, rối loạn tiêu hóa (hệ tiêu hóa các bé sẽ bị mất ổn định 1 thời gian dài).
 

Hiểu đúng về cân nặng ở trẻ

 1. So với chuẩn của bé chỉ là một yếu tố

So với tiêu chuẩn cân nặng của bé chỉ là một yếu tố (chỉ là 1 hướng dẫn ước lượng, trung bình, không phải là tuyệt đối) vì các lý do sau:

  • Bé có khả năng tự điều chỉnh cân nặng vào 1 vài thời điểm trước 2 tuổi.
  • Nhu cầu của bé khác nhau, chênh lệch với chuẩn không lớn thì vẫn được xem là bình thường.
  • Thời gian lệch chuẩn nếu không nhiều hơn 3 tháng.

 2. Bé sẽ tự điều chỉnh tăng chậm hoặc không tăng cân nặng

Nếu đã vượt tiêu chuẩn cân nặng của bé trước đó, thì bé sẽ tự điều chỉnh tăng chậm hoặc không tăng. Sự tự điều chỉnh này sẽ làm bé tự giảm lượng ăn. Sự tự điều chỉnh này không phải là biếng ăn. Bạn nên tuân thủ nhu cầu của bé, và đợi 1 vài tuần để điều chỉnh lại lượng ăn ban đầu, nhưng nếu bé chỉ chấp nhận sự thay đổi này thì đó là nhu cầu thực của bé.


Nói dễ hiểu là bé quá bụ bẫm trước đó, thì 3 tháng sau bé không tăng cân, hoặc có phần về mức cân nặng chuẩn của bé là vẫn bình thường, việc điều chỉnh này là có xu hướng có lợi cho sức khỏe của bé.

Nếu đã vượt chuẩn trước đó, bé sẽ tự điều chỉnh tăng cân chậm hoặc không tăng

3. Cha mẹ cần quan tâm đến quá trình tăng cân từng tuần:

Đừng nhìn vào mập ốm, đừng nhìn vào số cân nặng đầu tháng và cuối tháng mà cha mẹ nên nhìn vào quá trình tăng cân từng tuần. Tỉ lệ tăng cân nặng từng tuần theo độ tuổi như sau:
 

  • 0 - 3 tháng tuổi: tăng 140-210 gram/ tuần
  • 3 - 6 tháng tuổi: tăng 105-145 gram/ tuần
  • 6 - 12 tháng tuổi: tăng 70-91 gram/ tuần

Trong 5 tuần nếu số tuần đạt tỉ lệ tăng từng tuần nhiều hơn thì bé vẫn đang tăng trưởng bình thường, việc bé không tăng là do bé đang điều chỉnh.


Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng Anh

Nếu cha mẹ lo lắng về cân nặng chuẩn của bé, thì nên tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách đánh giá bé toàn diện. Đừng tự ý làm nhiều điều không hiểu rõ chỉ vì muốn tăng cân cho bé, điều này có nguy cơ làm hại cho bé nhiều hơn là giúp bé tăng cân.


Nguồn thông tin: 
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=838761592924272&set=a.253519881…