MyFeed Personalized Content
Bé từ 2 - 6 tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Gợi ý cách nuôi dạy trẻ gắn kết với bố mẹ

Xem ngay những gợi ý về cách nuôi dạy trẻ gắn kết với bố mẹ để giúp xây dựng mối quan hệ gia đình mật thiết và lành mạnh.

6 min để đọc Dec 10, 2019

Cuộc sống bận rộn ngày nay khiến các ông bố bà mẹ ngày đêm lao vào công việc mà đôi khi quên đi một nhiệm vụ rất quan trọng đó là kết nối và xây dựng mối quan hệ mật thiết, lành mạnh với con yêu của mình. Đến lúc nhìn lại, không ít người sẽ cảm thấy tiếc nuối vì thời gian qua đã không gần gũi, kết nối với con.

Tuy nhiên, cũng có không ít những ông bố bà mẹ cảm thấy khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ thân thiết, tích cực với chính con mình. Dưới đây là những gợi ý cho bạn cách nuôi dạy trẻ gắn kết với bố mẹ:

Thiết lập mối quan hệ cam kết trọn đời

Thiết lập mối quan hệ cam kết trọn đời

Cách nuôi dạy trẻ để phát triển tình bạn thân thiết với con bắt đầu bằng việc đưa ra một cam kết vô điều kiện với con suốt đời. Mối quan hệ giữa bố mẹ và con chính là sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình. Trong quá trình trưởng thành của con, bố mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bố mẹ không đơn thuần chỉ là người lo lắng và dạy con đúng cách, mà bố mẹ còn là người bạn, chia sẻ, cảm thông, lắng nghe con. Bố mẹ sẵn sàng che chở, bao bọc và gắn bó với con trong suốt cuộc đời sau này.

Hãy là điểm tựa vững chắc cho con

Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp phải những khó khăn, vấp ngã, thất bại lẫn sai lầm, nhất là với con trẻ. Những lúc như thế, để rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con, và giúp con phát triển nhận thức hiệu quả, chính bố mẹ hãy là điểm tựa vững chắc để giúp con đứng lên và bước đi tiếp. Cách nuôi dạy trẻ gắn kết với bố mẹ tốt nhất đó là bố mẹ hãy là người bạn thân thiết để chia sẻ khi con buồn, vui hay gặp khó khăn trong cuộc sống.

Sắp xếp thời gian cùng nhau

Gia đình chỉ thật sự ấm áp khi các thành viên dành thời gian chia sẻ, trong đó bữa tối quây quần bên nhau là một yếu tố quan trọng. Khi được hỏi về những đặc quyền khi lớn lên trong một gia đình giàu có, một luật sư trẻ thành đạt nói rằng món quà tuyệt vời nhất mà anh nhận được là tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh của người bố dành tặng cho anh với dòng chữ nhắn nhủ: Năm nay bố sẽ dành cho con trọn 365 giờ (một giờ mỗi ngày sau bữa ăn tối)

Nếu bố mẹ chỉ biết đến công việc mà quên mất những niềm vui đơn giản cùng gia đình thì dù thành công trong sự nghiệp nhưng có lẽ ý nghĩa cuộc sống cũng không trọn vẹn. Vì thế để áp dụng cách nuôi dạy trẻ gắn kết với bố mẹ, tuy bận rộn nhưng bố mẹ hãy sắp xếp thời gian, nhất là những ngày cuối tuần vì đó là dịp để các thành viên trong gia đình chia sẻ và hiểu nhau hơn.

Hãy lắng nghe, hiểu và ghi nhớ những giai đoạn phát triển của trẻ

Hãy lắng nghe, hiểu và ghi nhớ những giai đoạn phát triển của trẻ

Tưởng chừng như kĩ năng lắng nghe và nói chuyện chỉ quan trọng trong những mối quan hệ xã hội, nhưng bố mẹ đừng quên rằng, trẻ cũng rất cần được lắng nghe và chia sẻ, đặc biệt khi trẻ bước sang giai đoạn 9 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ hình thành những suy nghĩ riêng cho mình. Tất cả những gì trẻ được học, được quan sát và tiếp xúc, những mối quan hệ ở trường lớp hay ở ngoài đều là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhận thức và rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con.

Nếu trẻ được tâm sự và được bố mẹ đón nhận những suy nghĩ của bản thân thì sẽ thực sự tốt cho việc định hướng sự phát triển nhận thức của trẻ. Cách nuôi dạy trẻ thích hợp lúc này đó là hãy để ý và phản ứng lại sự giao tiếp không lời của con, chọn thời gian và địa điểm hợp lý để nói chuyện với con. Dạy con đúng cách và khuyến khích con bằng những cử chỉ như có thể hướng người về phía trước, tập trung ánh mắt vào con, đôi khi gật đầu, thi thoảng nở nụ cười lúc thích hợp để con thấy con đang được chú ý và lắng nghe. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm Nhà Tâm Lý Học Mách Mẹ Cách Nuôi Dạy Trẻ Hiệu Quả (hyperlink bài STT 209).

Hãy thể hiện tình yêu thương con bằng hành động

Cùng cười sảng khoái và chơi đùa với con là cách nuôi dạy trẻ hay để bé cảm nhận bạn thật gần gũi với bé. Cùng chơi trò trốn tìm, trò nhập vai nhân vật, chơi bóng, chạy vòng quanh hay hòa mình vào bất kì trò chơi nào bé có thể nghĩ ra. Quãng thời gian vui vẻ này không chỉ dành tặng bé mà còn dành tặng chính bố mẹ nữa. Khi trẻ chơi cùng một nhóm bạn, ăn tối chung với người lớn,… hãy để trẻ bắt gặp bạn đang nhìn chúng, vẫy nhẹ tay, cười và làm một vài động tác cổ vũ, nắm tay con dịu dàng ấm áp, vòng tay ôm con, âu yếm vỗ về con. Con sẽ hiểu mẹ luôn dõi mắt theo chúng và thực sự là một hậu phương vững chắc để trẻ yên tâm một mình bước ra ngoài chơi đùa. Những hành động đơn giản như thế cũng là cách để rèn luyện cảm xúc trí tuệ cho con ngay từ khi còn nhỏ. Bố mẹ cũng có thể ghi hình lại những khoảnh khắc con đang chơi, sau đó bật lại cho cả nhà cùng xem.

Thường xuyên cùng trẻ đi chơi

Đưa con đi chơi cùng, cùng trò chuyện thường xuyên với bé là cách nuôi dạy trẻ không chỉ giúp xây dựng vốn từ vựng mà còn có thể giúp xây dựng mối quan hệ cho trẻ. Tất cả các trải nghiệm sẽ giúp xây dựng một mối liên kết các kết nối thần kinh trong não của con đặc biệt tăng cường chỉ số IQ và giúp phát triển nhận thức cho bé. 

Ngoài ra, khi bố mẹ đi chơi cùng con cái, bố mẹ hãy học lắng nghe trẻ nói và dạy con đúng cách lắng nghe người khác nói. Lắng nghe là một kĩ năng quan trọng để trẻ có thể kết giao bạn bè, tuy nhiên trẻ tăng động thường không có kĩ năng nghe tốt.

Thêm nữa, khi đi chơi cùng nhau, bố mẹ cũng có thể gợi ý việc cùng tập luyện thể thao với con như bố mẹ và con cùng chơi bóng rổ, bóng chuyền hoặc chạy bộ. Thể thao không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, mà còn rèn luyện tinh thần cho trẻ. Bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao có tính tổ chức giúp trẻ chuyển hóa năng lượng của mình vào trò chơi. Mẹ có thể tham khảo thêm 6 Hoạt Động Phát Triển Thể Chất Cho Trẻ tại đây để cùng chơi và gắn kết với con hơn.

Link bài tham khảo:
http://www.imom.com/how-to-build-a-good-relationship-with-your-child/#.XcyzUVczaUl
https://www.huffpost.com/entry/how-to-build-a-positive-relationship-with-your-child_b_6174996