MyFeed Personalized Content
Bé từ 12 - 24 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Cách để phát triển nhận thức ở trẻ hiệu quả

Để phát triển nhận thức ở trẻ thì sự giáo dục của cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là thông tin cha mẹ cần nắm.

5 min để đọc Oct 15, 2015

Giao tiếp với xã hội là kĩ năng, là những bài học và kinh nghiệm sống được đúc rút trong suốt cuộc đời. Trẻ con bắt đầu học dần từ những mối quan hệ trong gia đình. Theo thời gian bé dần định hình thêm các mối quan hệ với những người xung quanh. Không chỉ bằng tiếng cười và sự gần gũi, các kỹ năng xã hội của bé còn phát triển thông qua những trận tranh giành với chị em và bạn bè của trẻ nữa

Phát triển nhận thức của bé giai đoạn 0-6 tháng tuổi

Bé phát triển nhận thức ở giai đoạn 0-6 tuổi

 

Các giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi. Từ khi vừa lọt lòng mẹ cho đến 6 tháng tuổi, thế giới của bé còn khá nhỏ, tập trung chủ yếu là bố mẹ và người thân bên cạnh. Bố và mẹ là những người đầu tiên bé tiếp xúc, cũng là những mối liên hệ với xã hội đầu tiên. Bé yêu sẽ cảm thấy ấm áp và thoải mái mỗi khi được gần bố mẹ. Anh chị em cũng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng xã hội của bé, giúp đa dạng hơn các mối quan hệ xã hội của bé ngoài bố mẹ. Điều này mẹ có thể nhìn thấy thông qua biểu hiện vui mừng thích thú của bé khi có anh chị em họ đến chơi. Việc giao tiếp với trẻ cũng giúp trẻ phát triển nhận thức tốt hơn.

Khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé bắt đầu mỉm cười với người lạ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn là những người bé giao tiếp nhiều nhất. Và rồi tất cả thay đổi khi bước qua tháng thứ 8. Có thể bé không còn mỉm cười với hàng xóm nữa mà đột nhiên khóc ré lên khi thấy mặt người lạ hoặc người thân lâu ngày không gặp. Lúc này, cha mẹ cần nhẫn lại và tìm phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát phù hợp với con.

Phát triển nhận thức của bé sau 6 tháng tuổi

 

Bé phát triển nhận thức ở giai đoạn sau 6 tuổi

 

Ngay khi bé biết đi, thế giới rộng lớn mở ra với bé như một điều kỳ diệu. Giờ đây, bé đã biết cách làm thế nào để thể hiện và tận dụng mọi cơ hội để làm bạn với những trẻ cùng tuổi. Dù vậy, mẹ để ý sẽ thấy bé vẫn chưa sẵn sàng chia sẻ đồ chơi với bạn. Mẹ hãy kiên nhẫn, bé sẽ nhanh chóng học được những quy tắc của cuộc sống sớm thôi.

Thông qua việc bắt chuyện với các trẻ khác, bé của mẹ sẽ phát triển nhận thức và hình thành nên tính cách của riêng mình. Ở sân chơi hay nhà trẻ, bé không những thích quan sát những bạn cùng tuổi mà còn chú ý đến những trẻ lớn hơn và bắt chước theo. Ở giai đoạn này bé đã biết chọn bạn cho mình và tình bạn đầu tiên của bé cũng bắt đầu từ đây.

Ông bà cũng đóng một phần quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức và hình thành nên những quan hệ xã hội của bé. Ông bà dạy bé những những giá trị khác và mang đến một cái nhìn khác về thế giới so với mẹ. Ông bà giúp đặt bé vào bối cảnh lịch sử gia đình, điều tạo nên bản sắc xã hội riêng cho bé. Để gắn kết hơn con cái với gia đinh hơn, bố mẹ cũng có thể tham khảo Gợi Ý Cách Nuôi Dạy Trẻ Gắn Kết Với Bố Mẹ.

Khi bắt đầu đến trường, thế giới của bé rộng mở thêm với bao điều mới lạ.. Mẹ biết không,lúc này bé đã là thành viên của một tập thể, bé sẽ tự học được cách khẳng định bản thân mình.

Cần làm gì khi trẻ quá nhút nhát?

Mẹ cần theo dõi biểu hiện và hoạt động của bé, khuyến khích bé giao tiếp để phát triển nhận thức

 

Nếu bé sợ khi tiếp xúc người lạ, khóc khi mẹ rời khỏi tầm nhìn của bé, từ chối chào hỏi,... rất có thể bé còn nhút nhát. Tình trạng này thường là tạm thời tuy nhiên có thể kéo dài ở một số trẻ. Sự nhút nhát có thể có sẵn từ bản chất của bé, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bé có những biểu hiện bất thường thì bạn cần có phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát phù hợp. Trong trường hợp bé thực sự có biểu hiện hoàn toàn không quan tâm đến người xung quanh, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra thính lực.

Nếu bé có vẻ thu hẹp và nhút nhát, mẹ đừng suy nghĩ nhiều. Không có điều gì đảm bảo rằng bé sẽ nhút nhát như thế mãi. Mẹ hãy khuyến khích bé tiếp xúc với người khác, đăng ký cho bé tham gia các hoạt động nhóm, bé sẽ mạnh dạn hơn và có bạn mới nhanh thôi. Đây cũng là cách phát triển kỹ năng xã hội cho bé.

Nếu bé của mẹ thường công kích các trẻ khác, tình trạng này kéo dài vài tuần, có thể bé đang cảm thấy không an toàn. Mẹ hãy gặp bác sĩ của bé để có thể hiểu hơn về hành vi của bé. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm Bật Mí Cách Dạy Con Giúp Trẻ Bớt Nhút Nhát để có nhiều phương pháp dạy con phù hợp với tính cách của bé hơn.