Cách dạy con ngoan và hiểu chuyện khi có thêm em
Tâm lý con sẽ thay đổi khi biết mình sắp có em. Đây cũng là điều khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì không biết con sẽ hòa thuận hay sẽ cảm thấy ghen tỵ với em? Hãy cùng Nestlé Mom & Me tìm hiểu cách dạy con ngoan, hiểu chuyện, biết yêu thương em nhưng đồng thời không có cảm giác tủi thân khi có thêm em nhé.
Thông báo cho bé về sự xuất hiện của thành viên mới
Thời điểm thích hợp nhất để thông báo cho bé về sự xuất hiện của thành viên mới là khi mẹ mang thai được tầm 3 tháng, lúc này nguy cơ sảy thai đã giảm đáng kể và bụng cũng lộ rõ hơn. Hãy trò chuyện thật nhẹ nhàng, dễ hiểu và giải thích cho bé về vai trò của một người anh/ chị. Bé có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau như hào hứng, vui mừng hay hờn dỗi. Tất cả đều là phản ứng bình thường, phương pháp dạy con đúng cách đó chính là tôn trọng cảm xúc và cho con thời gian để thích nghi với những điều mới mẻ bố mẹ nhé.

Một cảm giác thường thấy ở các trẻ khi sắp “lên chức” là tủi thân và lo lắng về việc bị “ra rìa”. Lúc này những điều bố mẹ cần làm trong cách dạy con ngoan là:
- Trò chuyện với con, hãy nói và thể hiện cho con thấy rằng dù có thêm em thì bố mẹ vẫn luôn thương yêu con và tình yêu này sẽ không thay đổi.
- Kể hoặc đọc sách cho bé nghe về những câu chuyện về tình cảm anh chị em trong gia đình.
- Khi em bé ra đời, hãy để con được tham gia vào quá trình chăm sóc em bé. Sự tiếp xúc này sẽ là cách dạy con ngoan hiệu quả, giúp tình cảm anh chị em gắn kết hơn và giúp con cảm giác mình đã lớn, có một vai trò quan trọng chứ không hề bị “ra rìa”.
Cách dạy con biết yêu thương lẫn nhau
Nảy sinh tính ghen tỵ là điều không thể tránh khỏi trong mối quan hệ giữa anh chị em ruột. Tuy nhiên, những xung đột này giúp các con trở nên độc lập và định hình được tính cách riêng. Thông qua đó, con sẽ có cơ hội để thử thách giới hạn của bản thân và hiểu nhau hơn, giúp con thêm tự tin trong cuộc sống.
Khi sống chung với em, con sẽ học được cách biết san sẻ, thương lượng, nhường nhịn, đối xử công bằng (hoặc không công bằng) với nhau. Đây chính là những bài học đầu đời về quy tắc của cuộc sống trong xã hội.
Khi nảy ra xích mích giữa các con, bạn không nên can thiệp để dạy con đúng sai mà hãy để các con tự giải quyết. Nếu tình huống trở nên xấu đi và có dấu hiệu bạo lực thì dạy con đúng cách trong trường hợp này là giải thích cho 2 con cùng hiểu, nhưng tránh đứng về 1 phe và la mắng đứa trẻ còn lại.
Nếu có 1 trẻ trở thành "kẻ bắt nạt" đứa trẻ còn lại, cách dạy con ngoan đó là bạn hãy ngăn chặn và giải thích cho con hiểu hành động của con là không đúng nhưng vẫn tạo cho con cảm giác mình được đối xử công bằng.

Dành thời gian bên cạnh con là cách dạy con ngoan và tình cảm hơn
Việc tham gia vào các hoạt động chung với nhau là rất tốt. Nhưng bố mẹ cũng hãy chia thời gian biểu và dành thời gian riêng cho mỗi đứa trẻ nhé. Ví dụ như cuối tuần mẹ cùng bé lớn đi siêu thị, đọc sách cho bé nghe hay nằm tâm sự với bé. Khoảng thời gian riêng tư này sẽ giúp bé cảm nhận rõ ràng hơn mình vẫn luôn được bố mẹ quan tâm và yêu thương đấy, điều này vô cùng quan trọng, cũng là cách dạy con ngoan và tình cảm hơn.

Mẹ cần làm gì khi bé bắt chước em?
Khi nhận được tin mẹ đang mang em bé hoặc ngay khi em mình chào đời, nhiều bé lớn của mẹ tè dầm trở lại, đòi bú sữa bình hay muốn ngồi trong xe đẩy khi ra ngoài. Nhìn chúng bé có dấu hiệu thụt lùi và quay trở lại những mốc mà bé đã từng vượt qua.
Những biểu hiện như vậy là tự nhiên và bình thường. Bé lớn của mẹ đang muốn thu hút sự quan tâm hơn. Bé muốn chứng minh sự tồn tại của mình khi mà mọi người đang chuyển hướng sự quan tâm đến em nhỏ. Điều này biểu hiện những cảm xúc mâu thuẫn của bé như: ghen tỵ, tự hào, yêu, ghét.
Sự trở lại thói quen sơ sinh của bé là điều tự nhiên nhưng chỉ nên được duy trì trong thời gian ngắn. Nếu sự việc tiếp tục kéo dài, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nhé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm bài viết Cách Dạy Con Chuẩn Bị Tâm Lý Sẵn Sàng Đón Em để bé không thấy lạc lõng hay bị bỏ rơi khi có em mẹ nhé!