MyFeed Personalized Content
Bé từ 6 - 12 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Cách Bảo Quản Đồ Ăn Dặm Kiểu Nhật

Cách bảo quản đồ ăn dặm kiểu Nhật sau sẽ giúp thực phẩm giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, đồng thời thuận tiện khi chế biến. 

4 min để đọc Nov 26, 2019

Trong giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa, miễn dịch của bé vẫn còn yếu nên việc chế biến thức ăn dặm cho bé cần hết sức kỹ lưỡng, để tránh vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh cho con. Để ăn dặm khoa học và an toàn bạn có thể áp dụng  cách bảo quản đồ ăn dặm kiểu Nhật tiện lợi dưới đây. 
 

Chế biến và bảo quản đúng cách giúp các món ăn dặm giữ được giá trị dinh dưỡng

 

1. Cách bảo quản đồ ăn dặm kiểu Nhật khi chế biến các món ăn dặm cho bé

Thịt, cá có thể được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để chế biến các món ăn dặm cho bé. Thời gian bảo quản có thể lên đến 3 tháng. Nhưng mẹ lưu ý nên tránh dùng hộp (lọ) thủy tinh để bảo quản thức ăn trong ngăn đá vì chúng có thể bị nứt, vỡ trong quá trình đông lạnh đấy.

Các loại thịt có thể được bảo quản dễ dàng bằng phương pháp đông lạnh. Nhưng khi rã đông, thịt cần được chế biến ngay cho bé ăn và không nên đông lạnh tiếp vì sẽ làm thịt bị biến chất, mất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, mẹ nên sơ chế thịt sẵn, chia thành từng phần nhỏ riêng biệt, vừa với từng cữ ăn của bé. Đến bữa ăn, mẹ chỉ cần lấy đúng khẩu phần thịt ra để rã đông và chế biến mà thôi. Mẹ cũng nên lưu ý: không nên băm thịt trước khi trữ đông nhé vì sẽ làm mất vi chất dinh dưỡng của thịt đấy!

2. Cháo giữ nguyên dinh dưỡng khi áp dụng cách bảo quản đồ ăn dặm kiểu Nhật

Cháo là nguồn tinh bột, cung cấp năng lượng cho bé và không chứa vitamin hoặc khoáng chất nên mẹ có thể nấu sẵn mà không sợ mất chất. Tuy nhiên, mẹ nên bảo quản cháo đã nấu trong ngăn mát tủ lạnh chứ không nên trữ đông vì khi trữ đông, hạt cháo sẽ bị rời ra, khiến bé khó ăn. Khi để trong ngăn mát thì cháo nấu sẵn chỉ có thể sử dụng được trong 2 ngày mà thôi. Do đó, mẹ hãy để cháo trong các hộp thuỷ tinh có nắp đậy kín và dán ngày nấu vào để phân biệt nhé. Khi cần chế biến các món ăn dặm cho bé, mẹ chỉ cần lấy cháo ra, hấp cách thuỷ cho nóng lại rồi trộn cùng thịt, cá, rau củ thôi. Trên 7-8 tháng tuổi, bé mới có thể bắt đầu ăn cháo được, mẹ nhé!

3. Rã đông đúng cách tránh gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm

Bên cạnh cách bảo quản đồ ăn dặm kiểu Nhật bạn cũng cần chú ý đến việc rã đông đúng cách. Để rã đông mà vẫn giữ được vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm và hạn chế vi khuẩn xâm nhập là cho thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn mát trong vòng 10-15 tiếng trước khi chế biến các món ăn dặm cho bé.
 

Những nguyên tắc trong cách bảo quản đồ ăn dặm kiểu Nhật

 

4. Dọn dẹp tủ thường xuyên và rau củ nên mua tươi mới mỗi ngày

Mẹ nhớ thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để loại bỏ bớt vi khuẩn nhé. Nhiệt độ của tủ lạnh phải được duy trì ổn định trong khoảng 0 – 5 độ C. Ngoài ra, các loại rau, củ quả rất dễ bị hao hụt vitamin trong quá trình bảo quản vì thế, mẹ không nên trữ sẵn chúng trong tủ lạnh mà nên mua mới mỗi ngày để chế biến các món ăn dặm cho bé nhé!

Cách bảo quản đồ ăn dặm kiểu Nhật giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, đối với những mẹ bận rộn thì thể sử dụng bột ăn dặm dinh dưỡng Nestlé CERELAC để làm bữa ăn đầu ngày giàu dinh dưỡng, giàu chất sắt cho con bắt đầu ngày mới thật năng động, khỏe mạnh. Bởi mỗi chén bột ăn dặm dinh dưỡng Nestlé CERELAC đã cung cấp đến 5mg sắt cho bé nhà mình rồi đấy. Mẹ còn có thể kết hợp bột ăn dặm Nestlé CERELAC cùng các thực phẩm khác để xây dựng chế độ ăn dặm khoa học với đầy đủ dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Nếu mẹ còn băn khoăn có nên dùng bột ăn dặm dinh dưỡng chế biến sẵn thì có thể tham khảo thêm bài viết nên chọn Thực Phẩm Ăn Dặm Cho Bé: Chế Biến Sẵn Hay Tự Nấu?


Bài viết được tham khảo ý kiến của: BS. Từ Thị Mỹ Liên - Chuyên gia Dinh dưỡng Nestlé.