MyFeed Personalized Content
Thông tin chuẩn cho mẹ&bé từ 6 - 12 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Các món ăn dặm cho bé từ 6 - 8 tháng tuổi

Cùng Nestlé Mom&Me tìm hiểu lưu ý trong cách chế biến các món ăn dặm cho bé từ 6 - 8 tháng tuổi để bé tập ăn dặm đúng nhé!

4 min để đọc Dec 22, 2020

Từ 6 - 8 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, học cách làm quen với thức ăn "cứng".  Vì vậy, mẹ cần chế biến các món ăn dặm cho bé phù hợp theo độ tuổi để con làm quen và tập ăn dặm dễ dàng hơn nhé!

Các món ăn dặm cho bé từ 6 - 8 tháng tuổi

Từ 6 - 8 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, học cách làm quen với thức ăn.  Vì vậy, mẹ cần chế biến các món ăn dặm cho bé phù hợp theo độ tuổi, với độ đặc và độ lợn cợn tăng dần để con làm quen. Nestlé Mom & Me xin gợi ý cho mẹ các bước chế biến món ăn dặm phù hợp, để giúp con tập ăn dặm dễ dàng hơn nhé.

Làm quen từng bước một

Hãy cho bé làm quen dần các món ăn dặm cho bé với độ đặc và độ "cứng" theo thứ tự từ 1 - 3 được chia sẻ bên dưới mẹ nhé!

Nhóm 1: Rau củ quả

1. Cà rốt nấu chín, rây hoặc xay nhuyễn thật mịn.
2. Cà rốt nấu chín, nghiền nhuyễn còn lợn cợn.
3. Cà rốt nấu chín mềm, cắt hạt lựu vừa ăn.

Ăn dặm cho bé nhóm rau củ quả

 

Có thể áp dụng các loại rau củ quả khác như:

  • Bông cải xanh: Nấu chín, xay hoặc rây nhuyễn / Nấu chín, nghiền nhuyễn / Nấu chín, xé nhỏ.
  • Đậu hà lan: Nấu chín, xay hoặc rây nhuyễn / Nấu chín, nghiền nhuyễn / Nấu chín mềm cho trẻ ăn.
  • Cà chua: Nấu chín, xay nhuyễn / Nấu chín, nghiền nhuyễn / Nấu chín mềm, cắt lát nhỏ vừa ăn.

Nhóm 2: Trái cây
1. Chuối xay nhuyễn, rây mịn.
2. Chuối tán nhuyễn.
3. Chuối cắt miếng nhỏ vừa ăn.

Ăn dặm cho bé nhóm trái cây

 

Có thể áp dụng các loại trái cây khác như:

  • Quả lê: Bỏ vỏ, hấp mềm, xay nhuyễn, rây mịn / Bỏ vỏ, hấp mềm, tán nhuyễn / Bỏ vỏ, hấp mềm, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
  • Dâu tây: Xay hoặc rây nhuyễn / Nghiền nhuyễn / Cắt lát nhỏ vừa ăn.
  • Đào: Bỏ vỏ, xay nhuyễn, rây mịn / Bỏ vỏ, tán nhuyễn / Bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn.

Nhóm 3: Ngũ cốc
1. Mì ống nấu chín, xay nhuyễn, rây mịn.
2. Mì ống nấu chín, tán nhuyễn.
3. Mì ống nấu chín, cắt  nhỏ vừa ăn.

Có thể áp dụng các loại ngũ cốc khác như:

  • Bột ăn dặm: Lựa chọn các loại bột ăn dặm mềm, mịn, dễ tiêu hoá và có bổ sung chất sắt và nguồn đạm chính từ sữa / Chọn các loại bột ăn dặm đặc hơn và có nguồn đạm đa dạng ngoài sữa từ tháng 7,8.
  • Cơm: Kết hợp bột gạo nấu chín, rây mịn cùng sữa mẹ / Nấu cháo loãng.
  • Khoai tây: Bỏ vỏ, nấu chín, xay nhuyễn, rây mịn / Bỏ vỏ, nấu chín, tán nhuyễn / Bỏ vỏ, nấu chín, cắt miếng nhỏ vừa ăn.

Nhóm 4: Thịt, cá và các thực phẩm giàu đạm
1. Cá hồi nấu chín, xay nhuyễn, rây mịn.
2. Cá hồi nấu chín, tán nhuyễn.
3. Cá hồi nấu chín, xé miếng nhỏ vừa ăn.

 

Ăn dặm cho bé nhóm đạm

 

Có thể áp dụng các loại thực phẩm ăn dặm cho bé khác như:
Trứng: Trứng hấp, đánh mịn / Trứng hấp, đánh bông, tơi / Trứng luộc.
Thịt gà: Thịt gà nấu chín, xay nhuyễn, rây mịn / Thịt gà nấu chín, tán nhuyễn / Thịt gà nấu chín, xé miếng nhỏ vừa ăn.
Thịt bò (cho con ăn từ 8 tháng): Thịt bò nấu chín, xay nhuyễn, rây mịn / Thịt bò nấu chín, tán nhuyễn / Thịt bò nấu chín, xé miếng nhỏ vừa ăn.


Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo thêm Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Từ 6 Tháng Tuổi.

Lưu ý quan trọng khi chế biến các món ăn dặm cho bé

Đảm bảo các món ăn dặm cho bé luôn mềm: để giúp trẻ dễ tập ăn dặm, dễ nhai, nuốt và tiêu hoá vì lúc này trẻ chưa mọc răng để nghiền thực phẩm.
Không nêm nếm gia vị: lượng muối trong thực phẩm đã đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, không cần nêm nếm thêm:
Tránh các thực phẩm ăn dặm cho bé "ít béo": khác với người trưởng thành, trẻ cần chất béo để làm năng lượng phát triển. Vì vậy, không nên lựa chọn các thực phẩm ít béo cho con.
Cho uống đủ nước: nước giúp tăng trao đổi chất. Vì vậy, hãy đảm bảo cho trẻ uống đủ nước giữa các bữa ăn.
                                                        
Mến chúc bé luôn khỏe, phát triển trọn tiềm năng.

Khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ 6 - 8 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo thức ăn phải mềm, chín, hợp với độ tuổi và đảm bảo dinh dưỡng để bé dễ tập ăn dặm