1/ Bổ sung canxi cho trẻ theo khuyến nghị từ Viện Dinh Dưỡng:
Nhóm tuổi |
Nhu cầu canxi (mg) |
---|---|
1-3 tuổi |
500 |
4-9 tuổi |
600-700 |
10-18 tuổi |
1000 |
Nhu cầu canxi hàng ngày theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam.
Tương ứng với từng độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu canxi khác nhau. Nếu bổ sung thiếu, trẻ sẽ bị thiếu canxi dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao; nhưng nếu bổ sung thừa cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các chức năng của cơ thể. Khi đã xác định được nhu cầu canxi hàng ngày của trẻ, bố mẹ có thể dựa vào đó để xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho con.
2/ Bổ sung canxi cho trẻ với chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Canxi có nhiều trong các loại thức ăn thực vật như mè, rau dền, rau đay, mùng tơi, rau ngót, thức ăn động vật như tôm, tép, cua, cá, ốc, cuối cùng là sữa và các chế phẩm từ sữa.
Thực phẩm |
Lượng canxi (mg/100g) |
Thực phẩm |
Lượng canxi (mg/100g) |
---|---|---|---|
Sữa và chế phẩm từ sữa |
Thực phẩm |
||
Sữa bò tươi |
120 |
Bông cải xanh, bắp cải |
80 |
Sữa dê tươi |
150 |
Rau muống, măng khô |
100 |
Sữa chua |
120 |
Đậu hũ |
150 |
Sữa bột |
939 |
Đậu nành |
165 |
Phô mai |
500 – 1300 |
Rau ngót |
169 |
Hải Sản |
Mùng tơi |
176 |
|
Cá cả xương |
437 |
Rau đay |
182 |
Tôm |
161 |
Rau dền |
288 |
Tép |
910 |
Rau dền cơm |
341 |
Cua đồng |
3520 |
Mộc nhĩ |
357 |
Ốc |
1300 |
Mè |
1200 |
Bình thường khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta nếu không có sữa và không tập trung ăn nhiều món có canxi thì chỉ đảm bảo được khoảng 50% nhu cầu canxi hàng ngày. 50% nhu cầu còn lại nên được cung cấp từ sữa, bởi vì canxi được tăng hấp thu bởi lactose, nên canxi trong sữa sẽ hấp thu dễ hấp thu hơn trong thuốc hay loại canxi được bổ sung vào các thực phẩm khác. Vì lí do nào đó mà trẻ không dùng được sữa hoặc dùng không đủ lượng sữa, bố mẹ có thể dùng thuốc canxi để bổ sung thêm. Lưu ý canxi nên uống vào buổi sáng với nhiều nước để tránh sỏi thận, uống khi đói (cách bữa ăn 2 giờ) để tăng hấp thu.
3/ Bổ sung vitamin D cùng canxi để tăng hấp thu:
Nhu cầu vitamin D hàng ngày theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam cho trẻ từ 1 tuổi trở lên là 600 UI. Nguồn cung cấp vitamin D có 20% đến từ thức ăn, 80% do tiếp xúc với nắng. Về thức ăn, vitamin D có nhiều trong các loại cá giàu chất béo (cá hồi, cá mòi, cá thu), các cơ quan nội tạng (gan, cật, óc, dạ dày), lòng đỏ trứng và sữa…
Tuy nhiên sữa mẹ chứa rất ít vitamin D. Về vấn đề tắm nắng, hiện khó đưa ra khuyến nghị tắm nắng phù hợp cho mọi người mọi lứa tuổi do còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian nào trong ngày, vùng nào trên thế giới, màu da, diện tích da không che phủ, môi trường có ô nhiễm/ sương mù/ lượng mây… Nhìn chung, chúng ta phải phơi nắng trong khoảng ½ thời gian da bị cháy nắng với diện tích da không bao phủ càng nhiều càng tốt. Để an toàn cho trẻ em, tốt nhất ta chỉ cần chú ý cho trẻ thường xuyên ra ngoài trời chơi những lúc nắng không quá gay gắt, không che mặt (nhưng nên che mắt) và không che tay chân của trẻ.
Việc bổ sung vitamin D sẽ cần thiết ở những trẻ ít ăn các loại thức ăn giàu vitamin D cũng như ít được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, liều khuyến cáo chỉ khoảng 400-500 UI/ngày. Bổ sung vitamin D liều cao hơn khuyến cáo trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc.
Mến chúc trẻ vui khỏe mỗi ngày để phát triển trọn tiềm năng!
Hiệu đính Bác sĩ: BS.CK1 Vương Ngọc Thiên Thanh – Bộ môn Nhi Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – Khoa Huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 1