MyFeed Personalized Content
Thông tin chuẩn cho mẹ&bé từ 0 - 6 tháng tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Bố hiểu bé hơn với cách dạy con khoa học

Cách dạy con khoa học dưới đây sẽ giúp phát triển toàn diện cho trẻ, đồng thời nó cũng giúp bố mẹ và bé hiểu nhau nhiều hơn.

4 min để đọc Oct 15, 2015

Cười, khóc, mè nheo là những dấu hiệu phát triển trí não cho trẻ sơ sinh. Mình hiểu mọi điều bé muốn nói. Trước khi mình và bé thật sự trò chuyện cùng nhau, mình đã phải suy đoán một chút: cho bé bú khi nghĩ rằng bé đang đói, chọc bé vui cười trước khi cho bé đi ngủ, ngưng việc nói những từ khó nghe mà chỉ tự nhủ rằng “Khổ quá!”. Khám phá lẫn nhau là điều thực sự tốt dành cho cả hai bố con. Đó là cách để mình có thể giải mã được ngôn ngữ của bé.

Có phải bé khóc khi bị đau?

Bố biết lý do tại sao bé khóc để có thể giải quyết tình huống tốt nhất

 

Ban đầu, mỗi lần bé khóc, mình thật sự không hiểu lý do vì sao. Bây giờ, mình đã biết được lúc nào bé khóc vì mệt, đói bụng hay sợ bóng tối. Mình đã biết phải dỗ dành bé thế nào, kể cho bé nghe về những chuyện xảy ra trong ngày, về công việc của bố và cả thủ thỉ những lời hứa cho tương lai của bé hoặc về trận bóng đá ngày hôm qua.

Ngoài ra, mình còn đặt bé trong xe đẩy và hai bố con cùng nhau tản bộ, hoặc bế bé trên tay. Với cách dạy con và làm bạn với con như thế mình cũng đã hiểu bé hơn. Theo mình đây cũng là một trong những điều phát triển trí não cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên làm.

Có thể nói mình là một người chồng mẫu mực không nhỉ! Để giúp vợ gánh vác bớt công việc, mình sẽ xung phong thức dậy vào giữa đêm. Tuy sự thật là trong những ngày đầu, mình đã hoàn toàn không nghe tiếng bé khóc.

Bé yêu và óc hài hước tuyệt vời của bố

Bé luôn thích thú với sự hài hước và pha trò của bố, điều đó cho bé thêm yêu đời hơn

 

Thời gian đầu, mình chia sẻ với bé nhiều kiểu cười khác nhau: cười tự nhiên, cười thân thiện, cười dữ tợn. Đến khi bé tầm 4 tháng tuổi, mình và bé cùng cười khúc khích với nhau. Có nhiều cách để khiến bé yêu phát cười: làm mặt xấu, giả vờ hôn khắp người bé, vừa hát vừa vỗ tay làm trò. Không những vậy, mình còn múa rối cho bé xem, làm chú heo con và chơi trò trốn tìm dưới chăn. Mỗi lúc như vậy ít nhất là 5 lần hoặc nhiều hơn. Bé thường chán chường trước khi mình tiếp tục, nên để làm bạn và thấu hiểu con mình luôn đổi mới những cách dạy con và chơi với con. Đây cũng là cách phát triển toàn diện cho trẻ. Bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm Gợi Ý Cách Nuôi Dạy Trẻ Gắn Kết Với Bố Mẹ để ngày càng gắn kết với con hơn.

Bé và bố cùng hiểu nhau

Mình thường trò chuyện với bé từ khi còn trong bụng mẹ. Thế nên, không quá khó khăn để tiếp tục việc này. Khi chơi với cái lúc lắc, mình sẽ nói về nó. Khi mặc bít tất cho bé, mình sẽ nói về bít tất. Giọng của bố sẽ kích thích nhận thức của bé, thế nên mình luôn trò chuyện với bé. Bé và mình đều hiểu những gì người kia muốn nói.

Mình đã tìm hiểu những giai đoạn khác nhau của khả năng ngôn ngữ của bé, từ khi nói líu lo đến lúc bập bẹ bắt chước theo những câu chữ đơn giản. Mình không thể quên được khoảnh khắc bé gọi từ “Bố”. Khi ấy mình đã xúc động đến rơi nước mắt. Sau đó là giai đoạn bé nói “Không”. Cũng như các bậc bố mẹ khác, mình không thể để vậy. Mình khuyên bảo cho bé hiểu đâu là những điều đúng đắn và dường như bé nhà mình rất hợp tác với cách dạy con như vậy. Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm Nên Dùng Cách Dạy Con Thế Nào Khi Bé Nói “Không”.

Mình biết rằng bố chính là hình mẫu của bé. Bé học và bắt chước mọi điều từ bố. Vì thế mình luôn tìm cách dạy con khoa học để bố luôn là niềm tự hào khi bé lặp lại ở những nơi công cộng như “Asernal muôn năm” (dù có là cổ động viên hay không), hoặc thậm chí “Nghe để quên, nhìn để nhớ, làm để hiểu” (câu nói của Khổng Tử mà mình thuộc nằm lòng).