MyFeed Personalized Content
Bé từ 2 - 6 tuổi
Bài viết
Add this post to favorites

Bật mí cách dạy con giúp trẻ bớt nhút nhát

Xem ngay những gợi ý về cách dạy con từ Nestlé Mom & Me để giúp trẻ bớt nhút nhát mà bố mẹ có thể áp dụng trong cuộc sống.

5 min để đọc Jan 20, 2021

Nhút nhát là một nét tính cách bình thường ở trẻ nhưng lại có thể gây ra bất lợi trong giao tiếp, khiến trẻ khó hòa nhập vào môi trường xung quanh. Nhất là ở giai đoạn bé đi học mẫu giáo, bé nhút nhát sẽ khó kết bạn, dễ thấy cô đơn hoặc thành đối tượng bị bắt nạt. Cùng xem một số gợi ý về cách dạy con từ Nestlé Mom & Me để mẹ giúp trẻ bớt nhút nhát hơn.

Dạy con đúng cách là biết thấu hiểu và đừng la mắng, chê bai

Nhút nhát là biểu hiện bình thường khi con thấy không an toàn. Do đó la mắng, chê bai không phải là cách dạy con đúng đắn, vì trẻ sẽ tổn thương và càng nhút nhát hơn.

Nên làm: Ôm ấp, vỗ về con để động viên con thử làm nhiều điều mới.
Không nên làm: Thay con làm mọi việc, la mắng khi con sợ hãi. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Thưởng Hay Phạt - Đâu Là Cách Dạy Con Ngoan để dạy con đúng cách.

Nên làm: Ôm ấp, vỗ về con để động viên con thử làm nhiều điều mới

Bảo vệ nhưng đừng bảo bọc thái quá

Bố mẹ quá bảo bọc cũng khiến trẻ nhút nhát, vì như thế trẻ sẽ mất cơ hội tự mình khám phá, dần sợ hãi trước điều mới.

Nên làm: Khuyến khích con tham gia nhiều trò chơi mới lạ, tự mình khám phá thế giới; động viên con đứng lên sau mỗi lần té ngã là cách dạy con học cách trưởng thành và đương đầu với thử thách.

Không nên làm: Ngăn trẻ tự mình tham gia các trò chơi mới, hoặc lập tức chạy đến và lo lắng quá mức khi trẻ té ngã hoặc chấn thương nhẹ khi tham gia trò chơi. Bởi mẹ biết không, vận động cũng là cách giúp bé phát triển cả về thể chất và trí tuệ đó mẹ. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết 6 Hoạt Động Ngoài Trời Phát Triển Thể Chất Cho Trẻ.

Nên làm: Khuyến khích con tham gia nhiều trò chơi mới lạ, tự mình khám phá thế giới, và đứng lên sau mỗi lần té ngã

Làm gương để khuyến khích con giao tiếp

Bố mẹ nên khuyến khích và chủ động giao tiếp để giúp con làm quen với việc trò chuyện cùng người lạ. Nhờ thế mà trong cách dạy con, bố mẹ còn có thể hướng dẫn cho con các kỹ năng giao tiếp cơ bản, giúp con bớt sợ nơi đông người.

Nên làm: Cùng bé chào hỏi bạn đồng lứa, người lớn tuổi trong thang máy hoặc hàng xóm. Khi bé đi học mẫu giáo, cho bé xuống sân chơi và làm quen với các bạn.

Không nên làm: Bảo bọc con quá kĩ, không cho con chơi cùng bạn mới, không giao tiếp với mọi người xung quanh.

Nên làm: Cùng trẻ chào hỏi bạn bè, người lớn tuổi hoặc hàng xóm. Cho trẻ xuống sân chơi, làm quen với các bạn cùng lứa.

Trò chuyện để thấu hiểu

Con nhút nhát có thể xuất phát từ nỗi sợ tiềm ẩn. Hãy khuyến khích con chia sẻ thông qua việc tâm sự và trò chuyện cùng con. Khi xác định được nỗi sợ, bố mẹ mới có thể có những biện pháp thích hợp trong cách dạy con để cùng con đối mặt vượt qua.

Nên làm: Ôm ấp, vỗ về trẻ trước khi ngủ, trò chuyện tâm sự cùng con trong giờ kể chuyện; tạo cho con cảm giác an toàn để con dễ chia sẻ hơn.
Không nên làm: Gặng hỏi gay gắt, truy vấn, tự tìm hiểu thông tin từ nhiều người khác nhau rồi hỏi lại trẻ.

Nên làm: Ôm ấp, vỗ về trẻ trước khi ngủ, trò chuyện tâm sự cùng con tạo cảm giác an toàn để con dễ chia sẻ hơn.

Dạy con đúng cách đối mặt với nỗi sợ

Bố mẹ hãy lên kế hoạch hành động phù hợp trong cách dạy con sau khi xác định được nỗi sợ của con.

  • Nếu con bị bắt nạt khi bé đi học mẫu giáo: Hãy chỉ cho con những cách phản ứng thích hợp và khuyến khích con chia sẻ lại kết quả để cải thiện dần dần.
  • Nếu con sợ người lạ hoặc nơi đông người: Hãy đưa con đến khu vui chơi nhiều hơn, ban đầu là những nơi nhỏ và vắng, sau đó, đến nơi đông dần.
  • Nếu con sợ giao tiếp mà không có nguyên nhân cụ thể: Hãy đưa con đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Nên làm: Kiên nhẫn vỗ về, động viên.

Không nên làm: Ép con phải cải thiện ngay lập tức.

Nên làm: Kiên nhẫn vỗ về, động viên

Dạy kỹ năng sống cho trẻ để tự bảo vệ mình

Trẻ nhút nhát rất dễ bị bắt nạt hoặc lạm dụng, vì vậy việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ để tự bảo vệ bản thân là vô cùng cần thiết và là cách dạy con đúng cách. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện khéo léo để không làm gia tăng nỗi sợ hãi cho con. Trong cách dạy con, bố mẹ hãy giúp con phân biệt người lạ, người quen và giới hạn của từng mối quan hệ. Ngoài ra bố mẹ cũng nên gần gũi, chia sẻ và trò chuyện nhiều với con, tạo cho con cảm giác an tâm để chia sẻ mọi chuyện cùng bố mẹ.
Nên làm: Dạy trẻ nhận biết nguy hiểm và cách áp dụng những kỹ năng sống cho trẻ phù hợp, gắn bó với con để khuyến khích trẻ chia sẻ mọi việc.
Không nên làm: Chỉ con các giải pháp phản ứng bạo lực hoặc thái quá, hù dọa khiến trẻ thêm sợ hãi.
Mến chúc các bé vui khỏe mỗi ngày để phát triển trọn tiềm năng!