Món ăn dặm: bảo quản đúng cách, con khỏe mẹ vui!
Khi bắt đầu hành trình ăn dặm cho bé, việc chế biến các món ăn dặm tốn khá nhiều thời gian nên việc bảo quản thức ăn dặm đúng cách sẽ giúp mẹ vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cho bé. Lưu ngay những gợi ý sau từ BS. Từ Thị Mỹ Liên - Chuyên gia Dinh dưỡng Nestlé mẹ nhé!
1. Bảo quản các món ăn dặm trong tủ lạnh đúng cách
Vì bận rộn công việc cũng như tiết kiệm thời gian, nên ngày nay việc chế biến sẵn và trữ đông thức ăn dặm cho bé dùng dần đã rất phổ biến:
- Cách tốt nhất để bảo quản thức ăn được tươi ngon và an toàn là cho vào ngăn đá tủ lạnh trong vòng 1 tiếng sau khi nấu xong. Bởi nếu bạn để thành phẩm chín tiếp xúc với không khí bên ngoài quá 1 tiếng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và khi món ăn được hâm nóng, các vi khuẩn sẽ được kích hoạt gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
- Các món ăn dặm cho bé giữ được độ an toàn trong tủ đá trong 1 tháng. Còn trong tủ mát chỉ được 24 giờ. Tuy nhiên cho dù bảo quản trong ngăn đá thì cũng chỉ nên chế biến và sử dụng hết trong vòng một tuần để đảm bảo hương vị thơm ngon và sức khỏe của bé. Bạn cũng nên lưu ý, chỉ trữ đông thức ăn 1 lần, nếu đã rã đông là nên dùng hết và bạn cũng cần chia nhỏ các khẩu phần món ăn dặm của bé vừa với từng bữa rồi hẳn trữ đông nhé.
2. Rã đông và hâm bột ăn dặm đúng chuẩn
Rã đông và hâm nóng các món ăn dặm cho bé đúng cách cũng là việc mà các bạn cần lưu tâm. Nếu bạn bảo quản thực phẩm ở ngăn đá, thì nên rã đông từ đêm trước ở ngăn mát để tiết kiệm thời gian. Các bạn cũng có thể ngâm cả hộp hoặc túi bảo quản thức ăn vào nước hay nước ấm thay vì quay lò vi sóng để rã đông nhé.
Khi hâm nóng thức ăn các bạn hãy vặn lửa nhỏ và đun sôi hẳn chứ không chỉ làm ấm sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và giữ gìn chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thêm 1 lưu ý nhỏ rằng: không nên tiếp tục bảo quản lạnh cho phần thức ăn thừa mà bạn đã rã đông và hâm nóng nhé. Bởi việc hâm đi hâm lại nhiều lần khiến nhiệt độ thay đổi liên tục làm cho món ăn bị hỏng, bị vữa và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé.
3. Chia nhỏ thức ăn và ghi rõ ngày bảo quản
Nên dùng những hộp nhỏ, vừa khẩu phần ăn một lần của bé để bảo quản và phân chia từng loại thức ăn trước khi trữ lạnh. Lưu ý nên ghi rõ tên từng loại và thời gian mang đi bảo quản. Việc làm này giúp các bạn không bị nhầm lẫn về thời hạn bảo quản, đảm bảo các món ăn dặm cho bé luôn tươi ngon và giàu dinh dưỡng nhất.
Một điều nữa mà các bạn cũng cần lưu tâm hơn là phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh, cũng như điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để loại bỏ vi khuẩn nhé.
Hi vọng với những lưu ý trên về việc bảo quản các món ăn dặm cho bé yêu, sẽ giúp bạn có thêm nhiều bí quyết để giữ trọn vị ngon cũng như chất dinh dưỡng trong món ăn, cho bé luôn ngon miệng và khỏe mạnh.
Chỉ cần pha nước sôi với bột ăn dặm Nestlé CERELAC là mẹ đã có bữa ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé rồi đấy. Như thế, mẹ cũng không cần tốn nhiều thời gian để chế biến và bảo quản mà thức ăn của bé luôn được tươi ngon mỗi ngày.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết bổ ích để cho con bữa ăn dặm dinh dưỡng:
Dùng rau củ trong bữa ăn dặm đúng cách?
Nêm gia vị cho bữa ăn dặm sao cho đúng?
Bài viết được tham khảo ý kiến của: BS. Từ Thị Mỹ Liên - Chuyên gia Dinh dưỡng Nestlé.
Để biết thêm thông tin chi tiết về loại bột CERELAC phù hợp với khẩu vị của bé nhà mình, bạn vui lòng truy cập tại đây. Hoặc bạn có thể đặt mua ngay tại đây để được giao hàng tận nơi và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn khác nữa nhé!